Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tin thuốc PENTASEC 40mg

Thành phần:

Mỗi lọ Pentasec 40mg chứa:

Hoạt chất: Pantoprazol natri tương đương Pantoprazol 40mg

Tá dược: Tetra natri edetate, Mannitol, Tromethamine.

Thành phần:

Mỗi lọ Pentasec 40mg chứa:

Hoạt chất: Pantoprazol natri tương đương Pantoprazol 40mg

Tá dược: Tetra natri edetate, Mannitol, Tromethamine.

Mô tả sản phẩm:

Thuốc bột pha tiêm màu trắng đến trắng ngà.

Dược lực học:  Pantoprazol là chất ức chế bơm proton ở giai đoạn cuối của quá trình sản sinh acid do tạo liên kết đồng hóa trị ở 2 vị trí với Enzym (H+, K+) –Atpase trên bề mặt tế bào thành dạ dày. Tác dụng này liên quan đến liều dùng và dẫn tới ức chế acid dạ dày cả khi bình thường và khi bị kích thích, bất kể kích thích nào. Việc gắn với (H+, K+) –Atpase làm cho thời gian chống tiết acid kéo dài trên 24 giờ.

Dược động học: Thể tích phân bố biểu kiến của Pantoprazol vào khoảng 11-23,6L, chủ yếu ở dịch ngoại bào. Khoảng 98% Pantopazol  gắn với protein huyết thanh. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh (Cmax) và diện tích dưới đường cong(AUC) tăng tỷ lệ với liều tiêm tĩnh mạch từ 10-80mg, Pantoprazol được chuyển hóa ở gan qua hệ thống cytocrom P450. Con đường chuyển hóa chủ yếu là khử Methyl, sau đó sulfat hóa. Sau khi tiêm tĩnh mạch liều đơn Pantoprazol đánh dấu bằng 14C, khoảng 71% liều dùng đào thải ra nước tiểu và 18% đào  thải qua phân do bài tiết qua mật.

Chỉ định điều trị:

Trào ngược thực quản

Loét dạ dày và loét tá tràng

Hội chứng zolinger-Ellison và các trường hợp tăng tiết acid quá mức do bệnh lý.

Liều lượng và cách dùng:

Thuốc phải được sử dụng bởi các bác sỹ và có sự giám sát y tế thích hợp.

Tiêm tĩnh mạch Pantoprazol chỉ được khuyên dùng theo đường uống là không phù hợp. Theo các tài liệu  sẵn có, chỉ dùng Pantoprazol tiêm tĩnh mạch trong thời gian 7 ngày. Do đó, ngay khi có thể dùng thuốc theo đường uống, việc tiêm tĩnh mạch pantoprazol cần được chấm dứt và thay bằng thuốc viên uống 40mg.

Liều khuyến cáo:

Loét dạ dày và tá tràng, trào ngược thực quản: Liều tiêm tĩnh mạch được khuyến cáo là 01 lọ (40mg) mỗi ngày.

 Hội chứng Zollinger-Ellison và các trường hợp tăng tiết quá mức do bệnh : Để kiểm soát lâu dài hội chứng Zolinger-Ellison và các bệnhlys tăng tiết quá mức do bệnh lý, bệnh nhân cần được bắt đầu điều trị với liều  80mg mỗi ngày. Sau đó liều cần được điều chỉnh tăng lên hoặc giảm đi tùy theo yêu cầu kiểm soát sự tiết acid  dạ dày.

Liều dùng 80mg/ngày cần chia làm 2 lần. Việc tăng liều tạm thời lên đến 160mg/ngày là có thể nhưng không được sử dụng dài hơn thời gian cần kiểm soát acid.

Trong trường hợp cần kiểm soát sự tiết acid một cách nhanh chóng, liều khởi đầu 2x 80mg pantoprazol tiêm tĩnh mạch là đủ để làm giảm việc bơm acid xuống đến mục tiêu cần đạt (<10mEq/h) trong vòng 1 giờ ở đa số bệnh nhân.

Các trường hợp đặc biệt:

Bệnh nhân nhi:  Kinh nghiệm sử dụng thuốc cho bệnh nhân nhi. Do đó, Pantoprazol dạng bột pha tiêm chỉ được sử dụng cho bệnh nhân 18 tuổi kh có đủ tài liệu hướng dẫn.

Bệnh nhân suy gan: không dùng liều vượt quá 20mg pantoprazol (1/2 lọ 40mg pantoprazol) cho người suy gan nặng.

Bệnh nhân suy thận: không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận

Người già: không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân già.

Cách pha dung dịch tiêm: bơm 10ml dung dịch tiêm natri clorid 0,9% vào 01 lọ thuốc đông khô. Dung dịch thu được có thể dùng tiêm trực tiếptrong thời gian tối thiểu 2 phút hoặc tiêm truyền trong thời gian ít nhất 15 phút sau khi pha loãng với 100ml dung dịch tiêm natri clorid 0,9% hay dung dịch glucose 5%. Dung dịch sau khi hoàn nguyên phải được dùng trong vòng 12 giờ sau khi pha.

Chống chỉ định:

Người quá mẫn cảm với pantoprazol, các dẫn xuất benzimidazol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Những lưu ý và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc:

Khi nghi ngờ có loét dạ dày, phải loại trừ khả năng ác tính trước khi điều trị với pantoprazol do việc điều trị làm giảm các triệu chứng và làm chậm chẩn đoán.

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác;

Ảnh hưởng của pantoprazol lên sự hấp thu của các thuốc khác:

Do khả năng ức chế sâu và trong thời gian dài việc  tiết acid dạ dày, pantoprazol có thể làm giảm sự hấp thu của các  thuốc có sinh khả dụng phụ thuộc PH  dạ dày, ví dụ: một số thuốc kháng nấm nhóm azol như ketoconazol, itraconazol, posaconazol và các thuốc khác như erlotinib.

Các thuốc kháng HIV (atazanavir)

Sử dụng đồng thời atazanavir và các thuốc kháng HIV khác có độ hấp thu phụ thuộc PH dạ dày cùng với các thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm đáng kể sinh khả dụng của các thuốc kháng HIV và ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc này. Do đó, sự phối hợp các thuốc ức chế bơm proton và atazanavir không được đề nghị.

Các thuốc chông đông coumarin (phenprocoumon hoặc warfarin)

Mặc dù không có tương tác khi pantoprazol được sử dụng đồng thời với phenprocoumon hoặc warfarin trong các nghiên cứu về dược động học trên lâm sàng, một vài trường hợp cá biệt có các biến đổi về thời gian prothrombin. Do đó, các bệnh nhân đã điều trị với các thuốc chống đông coumarin (phenprocoumon hoặc warfarin) cần được giám sát thời gian Prothrombin sau khi bắt đầu điều trị, kết thúc điều trị hoặc trong các thời điểm bất kỳ khi đang sử dụng pantoprazol.

Các nghiên cứu tương tác khác.  

Pantoprazolđược chuyển hóa rộng rãi ở gan qua hệ Enzymcytocrom P450.Con đường chuyển hóa chính là khử nhóm Methyl bởi CYP2C19 và các con đường chuyển hóa khác bao gồm oxy hóa bởi CYP3A4.

Các nghiên cứu về sự tương tác với các thuốc cũng được chuyển hóa theo con đường này như carbamaze-pin, diazepam, glibenclamid, nifedipin và các thuốc tranh thai đường uống có chứa levonorgestrel và ethinyl estradiol không bộc lộ các tương tác đáng kể trên lâm sàng.

Kết quả từ một loại các nghiên cứu về tương tác thuốc cho thấy pantoprazol không ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các chất bị chuyển hóa bởi CYP1A2 (như caffein, theophyllin), CYP2C9 (như piroxicam, diclophenac, naproxen), CYP2D6 (như metroprolol), CYP2E1 (như ethanol) hay không ảnh hưởng đến sự hấp thụ của digoxin.

Không có tương tác khi sủ dụng đồng thời với các thuốc kháng acid.

Các tương tác cũng được tiến hành khi pantoprazol được sử dụng đồng thời với các kháng sinh (Clarithromycin, metronidazol, amoxicillin). Không có tuong tác đáng kể trên lâm sàng được phát hiện.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: không có đầy đủ tài liệu về vệc sử dụng pantoprazol cho phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc gây độc với hệ sinh sản. Khả năng rủi ro với người mẹ còn chưa được biết. Pantoprazol không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.

Phụ nữ cho con bú: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Patoprazol có bài tiết qua sữa. Thuốc bài tiết vào sữa mẹ đã được báo cáo. Do đó, việc quyết định tiếp tục hay ngừng cho con bú hoặc tiếp tục hay ngừng sử dụng thuốc cần được cân nhắc, có tính đến lợi ích của việc bú mẹ đối với trẻ em và lợi ích của việc dùng pantoprazol đối với người mẹ.

Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Các tác dụng phụ như chóng mặt và rối loạn thị giác có thể xuất hiện. Trong các trường hợp như vậy, bệnh nhân không được lái xe hay vận hành máy móc.

Tác dụng không mong muốn

Xấp xỉ 5% bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn khi sử dụng pantoprazol.

Tác dụng có hại phổ biến nhất là tiêu chảy và đau đầu, xuất hiện ở khoảng 1% bệnh nhân.

Bảng 1 thống kê các tác dụng không mong muốn đã được báo cáo khi sử dụng pantoprazol, tần suất theo thứ tự giảm dần như sau:

Rất phổ biến (≥1/10), phổ biến (≥1/100), không phổ biến (≥1/1000 đến <1/100), hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1000), rất hiếm (<1/10.000), chưa được bết (không đánh giá được dựa trên các tài liệu sẵn có)

Bảng 1. Các tác dụng có hại của pantaoprazol dựa trên các nghiên cứu lâm sàng và báo cáo lưu hành.

       Tần suất

 

Hệ cơ quan

Phổ biến

Không phổ biến

Hiếm gặp

Rất hiếm

Chưa được biết

Rối loạn về máu và hệ bạch huyết

 

 

 

Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu

 

Rối loạn hệ miễn dịch

 

 

Quá mẫn cảm(bao gồm các phản ứngphanr vệ và sốc phản vệ)

 

 

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

 

 

Tăng lipid huyết và tăng lipip nói chung(các triglycerid, cholesterol), thay đổi cân nặng

 

Giảm natri huyết, giảm magnesi huyết

Rối loạn tâm thần

 

Rối loạn giấc ngủ

Trầm cảm

Rối loạn sự định hướng

ảo giác, lẫn lộn

Rối loạn hệ thần kinh

 

Đau đầu chóng mặt

 

 

 

Rối loạn mắt

 

 

Nhìn mờ

 

 

Rối loạn dạ dày ruột

 

Tiêu chảy,buồn nôn/nôn, trướng bụng, táo bón, khô miệng, đau và khó chịu ở bụng

 

 

 

Rối loạn gan mật

 

Tăng men gan(trasaminase, gama-GT)

Tăng bilirubin

 

Tổn thương tế bào gan,vàng da, suy tế bào gan)

Rối loạn hệ cơ xương và mô liên kết

 

Gãy khớp háng, cổ tay và xương sống

Đau khớp, đau cơ

 

 

Rối loạn thận và tiết nệu

 

 

 

 

 

Viêm thận kẽ

Rối loạn hệ sinh sản và vú

 

 

Mắc bệnh phụ khoa

 

 

Rối loạn toàn thân và rối loạn tại chỗ

Viêm tĩnh mạch chỗ tiêm

Suy nhược, mệt mỏi và khó chịu

Tang thân nhiệt và phù ngoại biên

 

 

 

 

Quá liều:

Các triệu chứng quá liều ở người còn chưa được biết.

Liều lên đến 240mg tiêm tĩnh mạch trên 2 phút được dung nạp tốt. Vì Pantoprazol gắn kết rộng rãi với protein, không dễ dàng loại bỏ thuốc bằng con đường thẩm tách.

Trong trường hợp quá liều với các triệu chứng nhiễm độc trên lâm sàng, cần điều trị triệu chứng và điều trị hổ trợ, không có biện pháp giải độc đặc hiệu.

Điều kiện bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.

Dung dịch sau khi pha ổn định trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ 250C và 24 giờ ở nhiệt độ 2-80C

Để xa tầm tay trẻ em.

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất, không sử dụng thuốc quá hạn ghi trên nhãn.

Đóng gói: Hộp 1 lọ,hộp 10 lọ.

( Trích: Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc)

 

 

BẢN TIN THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 - 2020

 

Description: Bệnh trĩ ngoại uống thuốc gì? [13 loại thuốc tây phổ biến]

 

NỘI DUNG

1. Thông tin thuốc bị thu hồi

 Gói thuốc bột Apirin 100 mg, số lô: 183 ngày sản xuất: 301118, hạn dùng: 301120 do Công ty Dược phẩm Trường Thọ sản xuất; số đăng ký kiểm nghiệm: 20L006. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thử không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu giới hạn Acid Salycylic tự do và định lượng Aspirin theo tiêu chuẩn cơ sở.

2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

2.1. Lựa chọn kháng sinh và liều dùng

  • Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan – thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú để cân nhắc lợi ích/nguy cơ. Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. Cần lưu ý các biện pháp phối hợp để làm giảm mật độ vi khuẩn và tăng nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm khuẩn như làm sạch ổ mủ, dẫn lưu, loại bỏ tổ chức hoại tử… khi cần.
  • Chính sách kê đơn kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ phát sinh vi khuẩn kháng thuốc và đạt được tính kinh tế hợp lý trong điều trị. Với những kháng sinh mới, phổ rộng, chỉ định sẽ phải hạn chế cho những trường hợp có bằng chứng là các kháng sinh đang dùng đã bị kháng.
  • Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan – thận, mức độ nặng của bệnh. Do đặc điểm khác biệt về dược động học, liều lượng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi có hướng dẫn riêng theo từng chuyên luận. Liều lượng trong các tài liệu hướng dẫn chỉ là gợi ý ban đầu. Không có liều chuẩn cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Ngược lại, với những kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị hẹp (ví dụ: các aminoglycosid, polypeptide), phải bảo đảm nồng độ thuốc trong máu theo khuyến cáo để tránh độc tính, do vậy, việc giám sát nồng độ thuốc trong máu nên đƣợc triển khai.

2.2. Sử dụng kháng sinh dự phòng

Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này.

Kháng sinh dự phòng nhằm giảm tần xuất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, không dự phòng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật.

a) Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng :

  • Phẫu thuật được chia làm 4 loại: Phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch – nhiễm, phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn.
  • Kháng sinh dự phòng được chỉ định cho tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch – nhiễm.
  • Trong phẫu thuật sạch, liệu pháp kháng sinh dự phòng nên áp dụng với một số can thiệp ngoại khoa nặng, có thể ảnh hưởng tới sự sống còn và/hoặc chức năng sống (phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật tim và mạch máu, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật nhãn khoa).
  • Phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn: kháng sinh đóng vai trò trị liệu. Kháng sinh dự phòng không ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã xảy ra không phát triển.

b) Lựa chọn kháng sinh dự phòng:

  • Kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn chính thường gây nhiễm khuẩn tại vết mổ cũng như tình trạng kháng thuốc tại địa phương, đặc biệt trong từng bệnh viện.
  • Kháng sinh ít hoặc không gây tác dụng phụ hay các phản ứng có hại, độc tính của thuốc càng ít càng tốt. Không sử dụng các kháng sinh có nguy cơ gây độc không dự đoán được và có mức độ gây độc nặng không phụ thuộc liều (VD: kháng sinh nhóm phenicol và sunfamid gây giảm bạch cầu miễn dịch dị ứng, hội chứng Lyell).
  • Kháng sinh không tương tác với các thuốc dùng để gây mê (VD polymyxin, aminosid).
  • Kháng sinh ít có khả năng chọn lọc vi khuẩn đề kháng kháng sinh và thay đổi hệ vi khuẩn thường trú.
  • Khả năng khuếch tán của kháng sinh trong mô tế bào phải cho phép đạt nồng độ thuốc cao hơn nồng kháng khuẩn tối thiểu của vi khuẩn gây nhiễm.
  • Liệu pháp kháng sinh dự phòng có chi phí hợp lý, thấp hơn chi phí kháng sinh trị liệu lâm sàng.

c) Liều kháng sinh dự phòng:

Liều kháng sinh dự phòng tương đương liều điều trị mạnh nhất của kháng sinh đó (Phụ lục 2).

d) Đường dùng thuốc

  • Đường tĩnh mạch: Thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong máu và mô tế bào.
  • Đường tiêm bắp: có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định
  • Đường uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng
  • Đường tại chỗ: Hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng sinh)

e) Thời gian dùng thuốc

  • Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng nên trong vòng 60 phút trước khi tiến hành phẫu thuật và gần thời điểm rạch da.
  • Cephalosporins tiêm tĩnh mạch trong 3 – 5 phút ngay trước thủ thuật và đạt nồng độ cần thiết ở da sau vài phút.
  • Vancomycin và ciprofloxacin cần phải được dùng trước MỘT GIỜ và HOÀN THÀNH việc truyền trước khi bắt đầu rạch da.
  • Clindamycin cần được truyền xong trước 10 – 20 phút.
  • Gentamicin cần được dùng 1 liều duy nhất 5 mg/kg để tối đa hóa sự thấm vào mô và giảm thiểu độc tính. Nếu người bệnh lọc máu hoặc ClCr < 20 ml/phút, dùng liều 2 mg/kg.
  • Đối với phẫu thuật mổ lấy thai, kháng sinh dự phòng có thể dùng trước khi rạch da hoặc sau khi kẹp dây rốn để giảm biến chứng nhiễm khuẩn ở mẹ.
  • Bổ sung liều trong thời gian phẫu thuật:

Trong phẫu thuật tim kéo dài hơn 4 giờ, cần bổ sung thêm một liều kháng sinh.

Trong trường hợp mất máu với thể tích trên 1500ml ở người lớn, và trên 25ml/kg ở trẻ em, nên bổ sung liều kháng sinh dự phòng sau khi bổ sung dịch thay thế.

g) Lưu ý khi sử dụng kháng sinh dự phòng:

– Không dùng kháng sinh để dự phòng cho các nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sau mổ và những nhiễm khuẩn xảy ra trong lúc mổ.

– Nguy cơ khi sử dụng kháng sinh dự phòng:

+ Dị ứng thuốc.

+ Sốc phản vệ.

+ Tiêu chảy do kháng sinh.

+ Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Clostridium difficile.

+ Vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

+ Lây truyền vi khuẩn đa kháng.

2.3. Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm

– Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn (do không có Labo vi sinh, không thể lấy được bệnh phẩm), hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.

– Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có phổ hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn.

– Kháng sinh phải có khả năng đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả nhưng không gây độc.

– Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập vi khuẩn trong những trường hợp có thể để điều chỉnh lại kháng sinh phù hợp hơn.

– Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh vi khuẩn khi có thể để có được cơ sở đúng đắn trong lựa chọn kháng sinh ngay từ đầu.

– Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.

– Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của vi khuẩn tại địa phương để lựa chọn được kháng sinh phù hợp.

2.4. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học

– Nếu có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ, kháng sinh được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.

– Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc.

– Phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết nếu:

+ Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nên cần phối hợp mới đủ phổ tác dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có vi khuẩn kỵ khí hoặc vi khuẩn nội bào).

+ Hoặc khi gặp vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng thêm tác dụng.

+ Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng thuốc (ví dụ: điều trị lao, HIV…).

5. Lựa chọn đường đưa thuốc

– Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá thành rẻ. Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn (Bảng I.8).

– Sinh khả dụng từ 50% trở lên là tốt, từ 80% trở lên được coi là hấp thu đường uống tương tự đường tiêm. Những trường hợp này chỉ nên dùng đường tiêm khi không thể uống được. Việc chọn kháng sinh mà khả năng hấp thu ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn sẽ bảo đảm được sự tuân thủ điều trị của người bệnh tốt hơn và khả năng điều trị thành công cao hơn.

– Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau:

+ Khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh hưởng (do bệnh lý đường tiêu hoá, khó nuốt, nôn nhiều…).

+ Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường uống: điều trị nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó thấm thuốc (viêm màng não, màng trong tim, viêm xương khớp nặng…), nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển nhanh.

Tuy nhiên, cần xem xét chuyển ngay sang đường uống khi có thể.

Bảng I.8. Sinh khả dụng của một số kháng sinh đường uống

6. Độ dài đợt điều trị kháng sinh

– Độ dài điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả sau 7 – 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập (màng tim, màng não, xương-khớp…), bệnh lao… thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất).

– Sự xuất hiện nhiều kháng sinh có thời gian bán thải kéo dài đã cho phép giảm được đáng kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị, làm dễ dàng hơn cho việc tuân thủ điều trị của người bệnh; ví dụ: dùng azithromycin chỉ cần một đợt 3 – 5 ngày, thậm chí một liều duy nhất.

– Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ kệ xuất hiện tác dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị.

7. Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng thuốc kháng sinh

– Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn (ADR), do đó cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi quyết định kê đơn. Mặc dù đa số trường hợp ADR sẽ tự khỏi khi ngừng thuốc nhưng nhiều trường hợp hậu quả rất trầm trọng, ví dụ khi gặp hội chứng Stevens – Johnson, Lyell… ADR nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong ngay là sốc phản vệ. Các loại phản ứng quá mẫn thường liên quan đến tiền sử dùng kháng sinh ở người bệnh, do đó phải khai thác tiền sử dị ứng, tiền sử dùng thuốc ở người bệnh trước khi kê đơn và phải luôn sẵn sàng các phương tiện chống sốc khi sử dụng kháng sinh.

– Gan và thận là 2 cơ quan chính thải trừ thuốc, do đó sự suy giảm chức năng những cơ quan này dẫn đến giảm khả năng thải trừ kháng sinh, kéo dài thời gian lƣu của thuốc trong cơ thể, làm tăng nồng độ dẫn đến tăng độc tính. Do đó phải thận trọng khi kê đơn kháng sinh cho người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan – thận vì tỷ lệ gặp ADR và độc tính cao hơn người bình thường.

– Vị trí bài xuất chính chỉ nơi kháng sinh đi qua ở dạng còn hoạt tính.

 Từ Bảng I.9 cho thấy hai kháng sinh có thể ở cùng một nhóm nhưng đặc tính dược động học không giống nhau. Đặc điểm này giúp cho việc lựa chọn kháng sinh theo cơ địa người bệnh.

– Cần hiệu chỉnh lại liều lượng và/hoặc khoảng cách đưa thuốc theo chức năng gan – thận để tránh tăng nồng độ quá mức cho phép với những kháng sinh có độc tính cao trên gan và/hoặc thận.

– Với người bệnh người bệnh suy thận, phải đánh giá chức năng thận theo độ thanh thải creatinin và mức liều tương ứng sẽ được ghi ở mục “Liều dùng cho người bệnh suy thận”.

– Với người bệnh suy gan, không có thông số hiệu chỉnh như với người bệnh suy thận mà phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là căn cứ vào mức độ suy gan theo phân loại Child-Pugh.

Bảng I.9. Cơ quan bài xuất chính của một số kháng sinh

Description: https://benh.vn/wp-content/uploads/2018/04/khang-sinh-benh_vn1.png

Những nội dung chính trong các nguyên tắc trên được tóm tắt thành nguyên tắc MINDME (bảng I.10)

Bảng I.10. Nguyên tắc MINDME trong sử dụng kháng sinh

KẾT LUẬN

Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng bệnh lý, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các kiến thức về phân loại kháng sinh, về PK/PD sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh và xác định lại chế độ liều tối ưu cho từng nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý. Đây cũng là những nội dung quan trọng đối với mỗi thầy thuốc để bảo đảm hiệu quả – an toàn – kinh tế và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong điều trị.

          Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y Tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015 của Bộ Y tế)

Khoa Dược


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hoạt động bệnh viện
  • IMG_7184
  • IMG_4411
  • IMG_7005
Video Clip
Sơ đồ bệnh viện
Thông báo văn bản