THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI THỊ TRẤN PLEI KẦN, HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KONTUM NĂM 2024
THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TTHỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI THỊ TRẤN PLEI KẦN, HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KONTUM NĂM 2024RẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI THỊ TRẤN PLEI KẦN, HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KONTUM NĂM 2024
Vũ Thị Hồng, Bùi Thị Hồng, Nguyễn Thị Nhàn, Vũ Thị Huyền, Ngân Văn Thống
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum năm 2024.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định lượng. Số liệu nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua phiếu phát vấn tự điền của 265 bà mẹ có con dưới 5 tuổi và cân, đo 265 trẻ tại các thôn, tổ dân phố thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 11,7% (độ 1 là 7,5%; độ 2 là 4,2%, độ 3 là 0%); trẻ SDD nhẹ cân nam chiếm 6,8%, nữ chiếm 4,9%. Suy dinh dưỡng thể thấp còi là 15,5%; (độ 1 là 10,6%; độ 2 là 4,9%; độ 3 là 0%). Trẻ SDD thấp còi nam chiếm 9,5%, nữ chiếm 6,0%. Các yếu tố liên quan ở hai thể nhẹ cân và thấp còi: Cân nặng sau sinh của trẻ, trình độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp, tuổi bà mẹ, kiến thức và thực hành chung của mẹ khi mang thai, chăm nuôi trẻ cũng ảnh hưởng đến nguy cơ trẻ SDD của trẻ với p<0,05.
Kết luận: Suy dinh dưỡng vẫn còn tỷ lệ đáng kể ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu. Các yếu tố liên quan đã phát hiện trong kết quả trên cần được cân nhắc trong hoạt động tăng cường truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho người nuôi dưỡng trẻ góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Từ khoá: Suy dinh dưỡng, trẻ dưới 5 tuổi, yếu tố liên quan, thị trấn Plei kần, Huyện Ngọc Hồi.
CURRENT SITUATION OF MALNUTRITION AND SOME RELATED FACTORS IN CHILDREN UNDER 5 YEARS OLD IN PLEI KAN TOWN, NGOC HOI DISTRICT, KONTUM PROVINCE IN 2024
Vu Thi Hong, Bui Thi Hong, Nguyen Thi Nhan, Vũ Thị Huyên
SUMMARY
Objective: Determine malnutrition and some related factors in children under 5 Plei Kan towns, Ngoc Hoi district, Kon Tum province in 2024.
Methods: Using cross-sectional descriptive research method with analysis combined with quantitative research. Quantitative research data were collected through self-filled questionnaires from 265 mothers with children under 5 years old and weighed and measured 265 children in villages and residential groups in Plei Kan town, Ngoc Hoi district, Kon Tum province. 2024.
Results: Research results show that the rate of underweight malnourished children under 5 years old is 11.7% (level 1 is 7.5%, level 2 is 4.2%, level 3 is 0%. ); Underweight malnourished children account for 6.8% of males and 4.9% of females. Stunting malnutrition is 15.5%; (grade 1 is 10.6%; grade 2 is 4.9%; grade 3 is 0%). Malnourished and stunted children account for 9.5% of males and 6.0% of females. Related factors in both underweight and stunting: Child's postnatal weight, mother's education level, occupation, mother's age, mother's general knowledge and practices during pregnancy and child care also affects the child's risk of malnutrition with p < 0.05.
Conclusion: Malnutrition still has a significant rate in children under 5 years old in the study area. The relevant factors discovered in the above results need to be considered in activities to strengthen communication and nutrition education for child caregivers to contribute to improving malnutrition for children under 5 years old.
Keywords: Malnutrition, children under 5 years old, related factors, Plei Kan town, Ngoc Hoi District.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các nước đang phát triển. SDD sẽ ảnh hưởng đến phát triển cả thể lực và trí lực của trẻ và làm giảm năng suất lao động khi trưởng thành, tăng chi phí Y tế cho các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei kần huyện Ngọc Hồi. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024” với mục tiêu: Xác định Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Đối với trẻ và mẹ, áp dụng công thức cỡ mẫu trong điều tra mô tả cắt ngang.
Z2(1-α/2)*p(1-p)
n =
d2
Trong đó: n: Cỡ mẫu; Z(1-α/2) = 1,96 (Hệ số tin cậy ở mức xác suất 0,05 hay độ tin cậy 95%); P: Tỷ lệ (%) suy dinh dưỡng ước tính, lấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện Huyện Ngọc Hồi năm 2023 là 19,8% (p = 0.198); d = 0,05. Thay số vào công thức, tính được n = 265.
Biến số nghiên cứu: Nhóm yếu tố cá nhân trẻ: Ngày tháng năm sinh của trẻ; Nhóm yếu tố cá nhân mẹ; Nhóm Kiến thức chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ; Nhóm Thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ; Nhóm chỉ số về nhân trắc. Nhóm chỉ số với một số yếu tố liên quan.
Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu: Kiến thức của bà mẹ gồm kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ và kiến thức cho trẻ ăn dặm; điểm kiến thức chung của bà mẹ là đạt khi bà mẹ trả lời đúng 8 câu là kiến thức đạt. Thực hành của bà mẹ gồm thực hành về chăm sóc khi mang thai và chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi, được tính là đạt khi bà mẹ có thực hành theo nội dung câu hỏi đạt từ 80% điểm tối đa được tính là thực hành tốt (đúng từ 10/12 câu trở lên).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm cá nhân trẻ (n= 265)
Thông tin chung trẻ dưới 5 tuổi | n | % | |
Giới tính | Nam | 139 | 52,5 |
Nữ | 126 | 47,5 | |
Cân nặng sơ sinh | < 2500 gram | 12 | 4,5 |
> 2500 gram | 253 | 95,5 | |
Nơi trẻ được sinh ra | CSYT | 246 | 92,8 |
Khác CSYT | 19 | 7,2 |
Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy, không có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ trẻ nam và trẻ nữ (52,5% so với 47,5%). Về tình trạng dinh dưỡng khi sinh, tỷ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân (có cân nặng khi sinh dưới 2500g) rất ít (4,5%). Hầu hết trẻ được sinh ở trạm y tế (92,8%). Vẫn còn 7,2% số trẻ được sinh tại nhà.
Bảng 2. Đặc điểm cá nhân mẹ (n= 265)
Thông tin chung bà mẹ có con dưới 5 tuổi | n | % | |
Tuổi | <35 tuổi | 145 | 54,7 |
≥ 35 tuổi | 120 | 45,3 | |
Nghề nghiệp | Làm rẫy | 140 | 52,8 |
Buôn bán; công, viên chức | 80 | 30,2 | |
Khác | 45 | 17 | |
Kinh tế gia đình | Nghèo, Cận nghèo | 09 | 3,4 |
không nghèo | 256 | 96,6 | |
Số con trong gia đình | ≤ 2 con | 215 | 81,1 |
≥ 03 con | 50 | 18,9 | |
Dân tộc | Kinh | 80 | 30,2 |
Khác | 185 | 69,8 | |
Trình độ học vấn | < Cấp 2 | 51 | 19.2 |
≥ cấp 2 | 214 | 80,8 | |
Kiến thức chung | Tốt | 209 | 78,9 |
Chưa tốt | 56 | 21,1 | |
Thực hành chung | Tốt | 190 | 71,7 |
Chưa tốt | 75 | 28,3 |
Nhận xét: Qua bảng 2 cho thấy, trong số 265 bà mẹ tham gia nghiên cứu, nhóm bà mẹ có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm 54,7%, bà mẹ là làm rẫy chiếm 52,8%. Số bà mẹ thuộc hộ nghèo, cận nghèo rất ít chiếm 3,4%. Số con trong gia đình dưới hoặc bằng 2 con chiếm 81,8%. Dân tộc khác chiếm 69,8%, có 19,2% bà mẹ trình độ học vấn dưới THCS. Có 78,9% bà mẹ là có kiến thức chăm sóc tốt và 71,7% bà mẹ là thực hành tốt.
Bảng 3. Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi giới
Giới tính | Suy dinh dưỡng | |||||
Thể nhẹ cân | Thể Thấp còi | Thể gầy còm | ||||
n | % | n | % | n | % | |
Nam | 18 | 6,8 | 25 | 9,5 | 00 | 00 |
Nữ | 13 | 4,9 | 16 | 6,0 | 00 | 00 |
Tổng | 31 | 11,7 | 41 | 15,5 | 00 | 00 |
Nhận xét: Bảng 3 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa trẻ nam và trẻ nữ về tỷ lệ SDD ở cả 2 thể nhẹ cân và thấp còi. Ở thể nhẹ cân, tỷ lệ SDD ở trẻ nam và trẻ nữ lần lượt như sau: Thể Nhẹ cân 6,8% với 4,9%, ở thể Thấp còi là 9,5% với 6,0%.
Bảng 4. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân( CN/T)
Phân độ | Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân | |
n | % | |
Độ 1 | 20 | 7,5 |
Độ 2 | 11 | 4,2 |
Độ 3 | 00 | 00 |
Tổng theo độ | 31 | 11,7 |
Không SDD | 234 | 88,3 |
Tổng chung | 265 | 100 |
Nhận xét: Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 11,7. Trong đó cao nhất là SDD độ 1 chiếm 7,5%, SDD độ 2 chiếm 4,2%. SDD độ 3 không có.
Bảng 5. Suy dinh dưỡng thể thấp còi (CC/T)
Phân độ | Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân | |
n | % | |
Độ 1 | 28 | 10,6 |
Độ 2 | 13 | 4,9 |
Độ 3 | 00 | 00 |
Tổng theo độ | 41 | 15,5 |
Không SDD | 224 | 84,5 |
Tổng chung | 265 | 100 |
Nhận xét: Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ SDD thể thấp còi là 15,5%. Trong đó cao nhất là SDD độ 1 chiếm 10,6%, SDD độ 2 chiếm 4,9%. SDD độ 3 không.
Bảng 6. Mối liên quan đặc điểm trẻ với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi
Tình trạng SDD | p, OR | ||||||||||
SDD nhẹ cân | SDD thấp còi | ||||||||||
Có SDD | Không SDD | p, OR | Có SDD | Không SDD | |||||||
| n | % | n | % | n | % | n | % | |||
Giới | Nam | 24 | 17,3 | 115 | 82,7 | OR = 1,3 P>0,05 | 23 | 16,5 | 116 | 83,5 | OR = 0,5 P>0,05 |
Nữ | 7 | 5,6 | 119 | 94,4 | 18 | 14,3 | 108 | 85,7 | |||
Cân nặng sơ sinh | <2500 gram | 8 | 66,7 | 4 | 33,3 |
OR = 4,2 P <0,05 | 7 | 58,3 | 5 | 41,7 | OR = 4,2 P<0,05 |
>2500 gram | 23 | 9,1 | 230 | 90,9 | 34 | 13,4 | 219 | 86,6 | |||
Nơi sinh | CSYT | 27 | 11,0 | 219 | 89,0 | OR = 1,1 P>0,05 | 32 | 13,0 | 214 | 87,0 | OR = 1,4 P>0,05 |
Khác CSYT | 4 | 21,1 | 15 | 78,9 | 9 | 47,4 | 10 | 52,6 |
Nhận xét: Qua bảng 6 cho thấy kết quả chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cân nặng sơ sinh với với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (p<0,05).
Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố giới tính, nơi sinh của trẻ với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (P>0,05).
Bảng 7. Mối liên quan đặc điểm mẹ với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi
Tình trạng SDD | p, OR | ||||||||||
SDD nhẹ cân | SDD thấp còi | ||||||||||
Có SDD | Không SDD | p, OR | Có SDD | Không SDD | |||||||
n | % | n | % | n | % | n | % | ||||
Trinh độ học vấn mẹ | < cấp 2 | 21 | 41,2 | 30 | 58,8 | OR = 4,3 P <0,05 | 20 | 39,22 | 31 | 60,78 | OR = 0,8 P <0,05 |
> cấp 2 | 10 | 4,7 | 204 | 95,3 | 21 | 20,1 | 171 | 79,9 | |||
Nghề nghiệp | Làm rẫy | 25 | 17,9 | 115 | 82,1 | OR = 2,6 P <0,05 | 50 | 35,7 | 90 | 64,3 | OR = 1,8 P <0,05
|
Buôn bán; công chức, viên chức | 4 | 5,0 | 76 | 95,0 | 10 | 12,5 | 70 | 87,5 | |||
Khác | 2 | 4,5 | 43 | 95,6 | 3 | 6,7 | 42 | 93,3 | |||
Kinh tế gia đình | Nghèo, cận nghèo | 4 | 44,5 | 5 | 55,5 | OR = 2,2 P>0,05 | 3 | 33,3 | 6 | 66,7 | OR = 0,3 P > 0,05 |
Không nghèo | 27 | 10,5 | 229 | 98,5 | 60 | 23,5 | 196 | 76,5 | |||
Tuổi mẹ | <35 tuổi | 9 | 6,2 | 136 | 93,8 | OR = 1,3 P <0,05 | 25 | 17,2 | 120 | 82,8 | OR = 0,6 P < 0,05 OR = 3,2 P > 0,05 |
≥ 35 tuổi | 22 | 18,3 | 98 | 98 | 38 | 31,7 | 82 | 68,3 | |||
Số con trong gia đình | ≤ 2 con | 18 | 8,4 | 197 | 91,6 | OR = 3,1 P>0,05 | 28 | 13,0 | 187 | 87,0 | OR = 4,5 P <0,05 |
≥ 03 con | 13 | 26,0 | 37 | 74,0 | 35 | 70,0 | 15 | 30,0 | |||
Dân tộc | Kinh | 17 | 21,3 | 63 | 78,7 | OR = 2,3 P>0,05 | 20 | 25,0 | 60 | 75,0 | OR = 0,3 P > 0,05 |
Khác | 14 | 7,6 | 171 | 92,4 | 43 | 23,2 | 142 | 76,8 | |||
Không tốt | 20 | 35,7 | 36 | 64,3 | OR = 3,8 P <0,05 | 48 | 85,7 | 8 | 14,3 | OR = 4,2 P < 0,05 | |
Tốt | 11 | 5,3 | 198 | 94,7 | 15 | 7,2 | 194 | 92,8 | |||
Không tốt | 23 | 30,7 | 52 | 69,3 | OR = 3,5 P <0,05 | 44 | 58,7 | 31 | 41,3 | OR = 3,8 P <0,05 | |
Tốt | 8 | 4,7 | 182 | 95,3 | 19 | 10,0 | 171 | 90,0 |
Nhận xét: Qua bảng 7 cho thấy kết quả chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ, nghề nghiệp, tuổi, kiến thức chung và thực hành chung của bà mẹ về chăm sóc khi mang thai và chăm sóc trẻ với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (p<0,05).
Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kinh tế gia đình, số con trong gia đình và dân tộc của bà mẹ với SDD thể nhẹ cân (p>0,05).
BÀN LUẬN
Thực trạng suy dinh dưỡng chung của trẻ dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024
Tình trạng SDD ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi thì SDD thể thấp còi cao nhất 15,5%, thứ hai là nhẹ cân 11,7%, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu Đinh Đạo (2014) về Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam [5]. Điều này giống xu hướng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chung của nước ta theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2019 [2].
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì trẻ em nam dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân và SDD thấp còi cao hơn trẻ em nữ cùng độ tuổi cụ thể là (SDD nhẹ cân là 6,8%: 4,9%, SDD thấp còi 9,5%:6,0%) kết quả này tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng 2018 [9]. Nghiên cứu Bùi Thị Ngọc Diễm năm (2017) tại An Giang [6]. Theo nghiên cứu của Lương Tuấn Dũng tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ SDD trẻ nam cao hơn trẻ nữ, điều đó chứng tỏ rằng trẻ em nam dưới 5 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em n ữ có cùng độ tuổi [8]. Theo tài liệu của Nguyễn Thành Trung (2017), thì trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển như trong khu vực Châu á và Đông nam Á, tỷ lệ trẻ nam bị suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em nữ, điều đó cũng chưa thực hoàn toàn có ý nghĩa thống kê, nhưng cũng nói lên một điều rằng trẻ em nữ trong giai đoạn phát triển từ 0- 60 tháng tuổi có thể lực tốt hơn trẻ em nam cùng độ tuổi [13].
Thực trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024
Nhẹ cân là một đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng nhưng không biết được cụ thể đó là loại suy dinh dưỡng vừa mới xảy ra hay tích lũy từ lâu. Tuy nhiên theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ ở cộng đồng do đó tỷ lệ thiếu cân theo tuổi vẫn được sử dụng như là tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng [3].
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chung trong nghiên cứu cửa chúng tối là 11,7%; trong đó SDD độ I chủ yếu chiếm 7,5%; SDD độ II có tỷ lệ thấp chiếm 4,2% và SDD độ III chiếm 0%. Kết quả này tương đương mặt bằng chung toàn quốc. Theo phân loại mức độ suy dinh dưỡng tại cộng đồng trên cả nước thì tỷ lệ trẻ SDD trong nghiên cứu ở mức thấp hơn. Kết quả này tương đương với một số nghiên cứu Bùi Việt Anh ở Quảng Ninh 20,0% [1]; Nguyễn Thành Trung ở Cao Bằng 16,5% [13] ; thấp hơn các nghiên cứu của Lương Tuấn Dũng và cộng sự ở Tuyên Quang [8]…
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024
Chiều cao theo tuổi được khẳng định là chỉ tiêu dinh dưỡng quan trọng nhất và các điều kiện môi trường là các yếu tố chính quyết định sự khác biệt về tăng trưởng của trẻ em. Từ năm 1993 WHO đã khuyến cáo trẻ em từ 0 - 5 tuổi được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý đều có tăng trưởng tương tự nhau không phân biệt màu da chủng tộc [15]. Việc giảm SDD thể thấp còi đang trở thành mục tiêu quan trọng nhất của các chương trình PCSDD của trẻ em, tiến tới sự gia tăng tăng trưởng của con người hiện đại, bởi sự gia tăng tăng trưởng là bằng chứng thuyết phục về sự cải thiện chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi [14].
Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em nước ta hiện nay đang giảm nhanh và bền vững. Mức giảm nhanh hơn so với dự báo của các chuyên gia. Tốc độ giảm hằng năm 1,4% [3]. Tỷ lệ trẻ SDD chung cho thể thấp còi là 15,5%, SDD độ I chiếm tỷ lệ 10,6%, SDD độ II là 4,9% và độ III là 0%. Kết quả này thấp hơn kết quả điều tra tại Quảng Bình được viện dinh dưỡng Quốc gia công bố (SDD 29,7%, độ I 22,3%, độ II 7,3%) thấp hơn khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (SDD 26,6%, độ I 18,3%, độ II 8,3%) [2]. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu: Đinh Đạo [5]; Nguyên Thành Trung [13].
Tỷ lệ SDD thấp còi ngày càng được quan tâm vì ý nghĩa nquan trọng của nó đối với chất lượng sinh học của cộng đồng. Ngày nay, SDD thấp còi đang là chủ đề được tập trung nghiên cứu và người ta coi đó là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của xã hội. Quan sát hiện tượng quốc gia tốc độ tăng trưởng chiều cao ở nhiều nước (bắt đầu từ thế kỷ XX), người ta nhận thấy giai đoạn phát triển của trẻ em trước tuổi học đường có ý nghĩa quyết định, dù những trẻ SDD thấp còi thường có giai đoạn phát triển bù sau đó, nhưng có những nơi tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em càng cao thì chiều cao trung bình đạt được ở người trưởng thành thấp hơn so với những nơi có mức SDD thể thấp còi thấp [3],[16].
Một số yếu tố liên quan đến thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024
Mối liên quan đặc điểm trẻ với trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi thể nhẹ cân và thể thấp còi
Kết quả chỉ ra, tỷ lệ trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gam SDD thể nhẹ cân và thấp còi là 66,7%; 58,3% còn trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500 gam tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thấp còi là 9,1%; 13,4% có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (P< 0,05), còn theo nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà (2019), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2019, thì tỷ lệ trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gam SDD là 17,9%, còn trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500 gam tỷ lệ SDD là 16,1% [12], Nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Lê Văn Cư năm 2012 [4], theo NC của Bùi Ngọc Diễm tại xã Ô Lâm huyện Tri Tôn tỉnh An Giang (2016) cho thấy trẻ nam có nguy cơ SDD cao hơn trẻ nữ gấp 3,3 lần (P<0,05); trẻ có CNSS thấp làm tăng nguy cơ SDD thấp còi 7,3 lần (P<0,05) [6]. Nghiên cứu tại Huyện Tứ kỳ, Hải Dương (2013) những trẻ có cân nặng sơ sinh < 2500g nguy cơ bị SDD thấp còi cao gấp 2,2 lần trẻ cân nặng SS > 2500g (P< 0,05) [10]. Tại Nghiên cứu của Đinh Đạo tại Bắc Trà My, Quảng Nam năm 2014 thì tỷ lệ này chênh lệch 1,2 lần với p< 0,05 [5].
Mối liên quan đặc điểm bà mẹ với trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi thể nhẹ cân và thể thấp còi
Trình độ học vấn: Mối liên quan đến trình độ học vấn và SDD trẻ em rất rõ ràng. Nhóm có trình độ từ Tiểu học trở xuống bị SDD thể nhẹ cân 41,2%, thấp còi 39,2% nhóm từ cấp 2 trở lên (4,7%; 20,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Liên quan giữa trình độ học vấn và SDD đã được nhiều tác giả nghiên cứu, Trần Quang Trung chỉ ra rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi càng tăng khi trình độ học vấn càng thấp [11]. Tác giả Lê Danh Tuyên cũng cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa trình độ học vấn của bố mẹ với tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ [7].
Nghề nghiệp của mẹ: Kết quả nghiên cứu đã nói lên được nghề nghiệp của mẹ cũng có những tác động nhất định đến SDD của trẻ. Những bà mẹ làm rẫy có tỷ lệ con bị SDD thể nhẹ cân và thấp còi 17,9% và 35,7% cao hơn so với con của những bà mẹ là công chức, viên chức hoặc buôn bán 5,0%; 12,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Về mặt kinh tế, các bà mẹ viên chức, buôn bán, làm việc ở thôn, bản có điều kiện kinh tế tốt hơn, nhiều thời gian để chăm sóc trẻ hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu tại Huyện Tứ kỳ, Hải Dương (2013) chỉ ra rõ tỷ lệ nguy cơ SDD trẻ em của các bà mẹ làm nông là gấp 2,1 lần so với các bà mẹ là công chức và ngành nghề khác (P<0,05) [10].
Tuổi mẹ: tuổi của mẹ có liên quan đến SDD của trẻ. Mẹ 35 tuổi trở xuống có con SDD thể nhẹ cân và thấp còi 6,2%; 18,3%, trên 35 tuổi là 29,4%; 31,7%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các bà mẹ quá lớn tuổi sinh con có nhiều nguy cơ SDD nhiều hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu Bùi Việt Anh ở Quảng Ninh [1]; nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà (2019) ở Quảng Bình [13], cho rằng Bà mẹ sinh con quá muộn lúc này bà mẹ sức khỏe đã qua thời kỳ tốt nhất để mang thai, đồng thời những bà mẹ sinh con muộn là những bà mẹ sinh nhiều con hoặc có vấn đề về sức khỏe về cuộc sống hôn nhân gia đình do đó ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như điều kiện để chăm sóc trẻ.
Mối liên Liên quan giữa kiến thức, thực hành của mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ với SDD của trẻ
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thực hành chưa đạt có con bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi còn cao (kiến thức: 35,7%; 85,7%, thực hành: 30,7%; 58,7%) với (p<0,05). Sự hiểu biết của mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ càng cao thì trẻ càng ít bị SDD và ngược lại. Hơn 9,4% bà mẹ không biết sữa non là gì và có tác dụng gì khác ở trẻ so với sữa mẹ bình thường. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Đạo tại Bắc Trà My, Quảng Nam năm 2014 chỉ ra rằng bà mẹ có kiến thức không tốt thì trẻ sinh ra có nguy cơ SDD cao gấp 1,5 lần so với những bà mẹ có kiến thức tốt bao gồm kiến thức của bà mẹ về cho bú và ăn dặm đúng (P<0,05); nhóm bà mẹ thực hành chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi không tốt thì nguy cơ trẻ SDD cao gấp 1,8 lần so với những bà mẹ thực hành tốt (p<0,05) [5], tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà tại Huyền Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (2019) [12].
Số bà mẹ cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng còn cao (39,6%), cho ăn dặm ít đa dạng về nhóm dinh dưỡng (53,6%) bà mẹ cho trẻ ăn dưới 4 nhóm thực phẩm/ bữa chính) trong khi trẻ càng lớn càng cần nhiều loại dinh dưỡng hơn để phát triển cơ thể và bù lại cho hoạt động của trẻ. Về lâu dài gây thiếu dinh dưỡng và tăng nguy cơ SDD ở trẻ. Nghiên cứu của Đinh Đạo tại Bắc Trà My, Quảng Nam năm 2014 [5], Lê Thị Thu Hà tại Huyền Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (2019) [12].
KẾT LUẬN
Thực trạng suy dinh dưỡng chung của trẻ dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân là 11,5%; trong đó độ 1 là 7,5%; độ 2 là 4,2%, độ 3 là 0%. Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân theo giới: nam là 6,8%, nữ là 4,9%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi: Tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi là 15,5%; trong đó độ 1 là 9,5%; độ 2 là 6,0%; độ 3 là 0%; Tỷ lệ trẻ SDD thấp còi theo giới nam là 9,5%, giới nữ là 6,0%.
Một số yếu tố liên quan đến thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024.
Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở lứa tuổi này gồm cân nặng trước sinh của trẻ, nghề nghiệp, tuổi, học vấn, , kiến thức chung và thực hành chung của bà mẹ về chăm sóc khi mang thai và chăm sóc trẻ với suy dinh dưỡng thể thấp còi (p<0,05).
KHUYẾN NGHỊ
Nghề nghiệp, tuổi, học vấn, số con trong gia đình, kinh tế hộ gia đình, kiến thức chung và thực hành chung của bà mẹ về chăm sóc khi mang thai và chăm sóc trẻ cần được quan tâm trong hoạt động tăng cường truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống suy dinh dưỡng cho người nuôi dưỡng trẻ góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Việt Anh, Nguyễn Ngọc Sáng (2010), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Thông tin Y học 9, tr. 19-24.
2. Bộ Y tế - Viện Dinh Dưỡng (2019), Thống kê về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em qua các năm, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
3. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng, Tổng cục Thống kê (2017), “Số liệu suy dinh dưỡng trẻ em năm 2017”, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
4. Lê Văn Cư (2012) “Nghiên cứu Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở dân tộc Vân Kiều huyện Lệ Thủy – Quảng Bình”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
5. Đinh Đạo (2014), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và thực hành nuôi con của các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam năm 2014”, Luận Án Tiến sỹ Y học – Đại học Y Dược Huế.
6. Bùi Ngọc Diễm (2017), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi người dân tộc Khơ - Me tại xã Ô Lâm huyện Tri Tôn tỉnh An Giang năm 2016, Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
7. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Hồng Trường (2012), “Ảnh hưởng của lũ lụt đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn trẻ em tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Y học thực hành, số 4 (815), tr. 15-18.
8. Lương Tuấn Dũng và cs (2008), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Phúc Thịnh, Xuân Quang huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2008. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 12(899): tr. 22-25.
9. Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Đăng Vững và Phạm Duy Tường (2013), "Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng ", Tạp Chí Y học Dự phòng.
10. Nguyễn Văn Thúy (2013), Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương 2013, Trường Đại học Y tế Công cộng.
11. Trần Quang Trung (2014), Thực trạng SDD thấp còi và hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình. Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Thái Bình.
12. Tuyên, L.D., Các bệnh thừa và thiếu dinh dưỡng, Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. (2013), .
12. Lê Thị Thu Hà (2019), Suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều tại 3 xã miền núi huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình năm 2019. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học y tế công cộng.
13. Nguyễn Thành Trung (2017), Tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh của hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan năm 2017, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
14. Viện Dinh dưỡng-UNICEF (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 6-7, 15-25.
15. FAO/WHO (1992), Final Report of the Conference, International Conference on Nutrition, Rome, December, pp. 42, 55.
16. Pasricha S.R, et al (2013), “Efect of daily iron supplementation on health in children aged 4-23 months: a systematic review and meta- analysis of randomised controlled trials”, The Lancet, 1: e77-8