Đóng
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2024

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỀN SẢN GIẬT TẠI 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2024

Đinh Thị Quyên, A Hoá, Đặng Thị Trâm, Y Thắng, Trần Thị Hảo

Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi

 

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá điều trị các trường hợp tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2024.

Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu 47 hồ sơ bệnh án của người bệnh được chẩn đoán xác định tiền sản giật được theo dõi và điều trị tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi từ tháng 01/2023 đến tháng 7/2024.

Kết quả: Toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu đều có tăng huyết áp. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng kèm theo là đau đầu chiếm 27,7%, khó thở chiếm 4,3% và rối loạn thị giác chiếm 2,1%. Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu có protein trong nước tiểu với lượng vừa từ 300 - 1000 mg/dl chiếm cao nhất với 53,2%. Đa số bệnh nhân nghiên cứu có chỉ số acid uric huyết thanh <420 μmol/l với tỷ lệ 83,0%. SGOT của bệnh nhân nghiên cứu ở mức bình thường < 37U/I chiếm 95,7%. 100% bệnh nhân có chỉ số SGPT < 41 U/I. Có 23 trường hợp ít ối hơn bình thường, chiếm tỷ lệ 48,9% và có 1 trường hợp đa ối trên siêu âm chiếm tỷ lệ 2,2%. Có 4 trường hợp trẻ có cân nặng trên siêu âm < 2500g, chiếm 8,5% và 12 trường hợp có trọng lượng > 3200g chiếm 25,5%. Tỷ lệ bệnh nhân tiền sản giật nhẹ chiếm 59,5%, tiền sản giật nặng chiếm 40,5%. Trẻ có chỉ số Apgar sau ngay sau khi sinh ≥ 7 điểm chiếm 95,7%, <7 điểm chiếm 4,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có nước ối trong chiếm 68,1%. Tỷ lệ bệnh nhân không có biến chứng chiếm 70,2%. Không có trường hợp nào tử vong mẹ hoặc con.

Khuyến nghị: Cần giảm tỉ lệ tiền sản giật trong thời gian tới thông qua việc vận động, tuyên truyền các thai phụ nên khám thai định kỳ nhằm phát hiện các rối loạn của cơ thể trong thời gian mang thai; cần phát huy công tác khám thai và quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các dấu hiệu lâm sàng, các yếu tố nguy cơ và các biến chứng của bệnh lý tăng huyết trong thai kỳ tại các kênh thông tin truyền thông đến cộng đồng.

Từ khoá: tiền sản giật, thai phụ, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiền sản giật được biểu hiện bởi 3 triệu chứng chính là tăng huyết áp, phù và protein niệu; ngoài ra bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như thiếu máu, mờ mắt, đau đầu, thiểu niệu…Nghiên cứu của Đỗ Xuân Vinh cho kết quả: tỉ lệ tăng huyết áp chiếm 97,5%, phù chiếm 40,7% và protein niệu ≥ 3g/l chiếm 69,1% trong tổng số thai phụ tiền sản giật [7]. Việc xử trí bệnh nhân tiền sản giật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi thai phát hiện bệnh, mức độ nặng của bệnh, tình trạng cổ tử cung, điều kiện cơ sở vật chất… Đến hiện tại, hình thức điều trị duy nhất cho tiền sản giật nặng là ổn định tình trạng của mẹ và thai nhi rồi chấm dứt thai kỳ vào thời điểm tốt nhất cho cả hai bên [8].

Tiền sản giật có thể gây những biến chứng nặng cho mẹ như: sản giật, xuất huyết nào, màng não, mù mắt, hoại tử ống thận, suy thận cấp, chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, rối loạn đông máu, hội chứng HELLP (Hemolysis - Elevated Liver enzyme - Low plateletes: tan huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu). Đối với thai nhi, tiền sản giật có thể gây ra những hậu quả như: thai chậm phát triển trong tử cung, đẻ non, thai chết lưu trong tử cung hoặc thai chết ngay sau đẻ [1]. 

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh tiền sản giật đến nay vẫn còn chưa rõ, do đó, việc phòng và điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Việc chẩn đoán tiền sản giật không khó khăn lắm. Tuy nhiên, vấn đề quản lý thai sản để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Việc phân tích đánh giá các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng cần được lưu ý trong quá trình chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi và điều trị. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2024”.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án của người bệnh được chẩn đoán xác định tiền sản giật (TSG) được theo dõi và điều trị tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi từ tháng 01/2023 đến tháng 7/2024.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi từ tháng 5/2024 đến tháng 10/2024, trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 7/2024 đến tháng 8/2024.

2.3. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, hồi cứu.

2.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, chọn toàn bộ hồ sơ bệnh án của người bệnh được chẩn đoán xác định tiền sản giật được theo dõi và điều trị tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi từ tháng 01/2023 đến tháng 8/2024.

2.5. Biến số nghiên cứu: Các nhóm biến số nghiên cứu gồm đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC); biến số về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tiền sản giật và biến số về biện pháp xử trí

2.6. Phương pháp thu thập số liệu: Hồi cứu số liệu dựa trên thu thập các số liệu có sẵn tại hồ sơ bệnh án người bệnh TSG điều trị tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi trong thời gian từ 01/2023 đến 8/2024 thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu.

2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Toàn bộ các thông tin được mã hóa, làm sạch trước khi nhập bằng chương trình Epidata 3.1, sau đó sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích. Áp dụng các phân tích mô tả: Tính tần số (N), tỷ lệ phần trăm (%). Tính giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (sd) đối với biến định lượng có phân bố chuẩn; tính giá trị median, khoảng tứ phân vị nếu phân bố không chuẩn. Để so sánh, tìm sự khác biệt cho biến định tính của 1 nhóm, áp dụng kiểm định z test. Để so sánh, tìm sự khác biệt cho biến định tính trên 1 nhóm, áp dụng test khi bình phương (χ2) khi tần số mong đợi của các ô đều lớn hơn hoặc bằng 5 hoặc fisher’s exact test khi tần số mong đợi của một ô nào đó nhỏ hơn 5.

2.8. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ được triển khai sau khi có sự đồng ý và phê duyệt của Hội đồng nghiên cứu khoa học Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi. Mọi thông tin thu thập được đều được mã hóa, đảm bảo bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh, không nhằm mục đích nào khác.

  1. KẾT QUẢ

3.1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm triệu chứng tăng huyết áp của bệnh nhân nghiên cứu

Triệu chứng THA

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

THA độ 1

20

42,6

THA độ 2

11

23,4

THA độ 3

16

34,0

Tổng

47

100

Toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu đều có THA, trong đó cao nhất là nhóm THA độ 1 chiếm 42,6%, tiếp đến là nhóm THA độ 3 chiếm 34,0% và thấp nhất là THA độ 2 chiếm 23,4%. Bảng 3.2. Đặc điểm triệu chứng phù của bệnh nhân nghiên cứu

Triệu chứng phù

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

Không phù

25

53,2

Phù nhẹ (hai chân)

14

29,8

Phù to (toàn thân)

8

17,0

Tổng

47

100

Tỷ lệ bệnh nhân có phù là 46,8%, trong đó phù nhẹ là 29,8% và phù to là 17,0%.

 

 

Bảng 3.3. Phân bố các triệu chứng lâm sàng kèm theo của bệnh nhân nghiên cứu

Triệu chứng lâm sàng

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

Đau đầu

13

27,7

Khó thở

2

4,3

Rối loạn thị giác

1

2,1

Khác (mệt mỏi, buồn nôn...)

1

2,1

Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng kèm theo là đau đầu chiếm 27,7%, khó thở chiếm 4,3% và rối loạn thị giác chiếm 2,1%.

Bảng 3.4. Đặc điểm chỉ số protein niệu của bệnh nhân nghiên cứu

Protein niệu

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

< 300 mg/dl

3

6,4

300 - 1000 mg/dl

25

53,2

> 1000 mg/dl

19

40,4

Tổng

47

100

Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu có protein trong nước tiểu với lượng vừa từ 300 – 1000 mg/dl chiếm cao nhất với 53,2%, tiếp đến là 40,4% tỷ lệ bệnh nhân có protein niệu > 1000 mg/dl. Bảng 3.5. Đặc điểm chỉ số acid uric huyết thanh của bệnh nhân nghiên cứu

Acid uric

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

<420 μmol/l

39

83,0

≥420 μmol/l

8

17,0

Tổng

47

100

Đa số bệnh nhân nghiên cứu có chỉ số acid uric huyết thanh <420 μmol/l với tỷ lệ 83,0%.

Bảng 3.6. Đặc điểm chỉ số protein toàn phần của bệnh nhân nghiên cứu

Protein toàn phần

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

< 65 g/l

21

44,7

≥ 65 μmol/l

26

53,3

Tổng

47

100

Bệnh nhân nghiên cứu có chỉ số protein toàn phần huyết thanh <65 g/l chiếm 44,7%, từ 65 μmol/l trở lên chiếm 53,3%.

 

 

 

 

 

Bảng 3.7. Đặc điểm chỉ số men gan của bệnh nhân nghiên cứu

Chỉ số men gan

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

SGOT

< 37 U/I

45

95,7

≥ 37 U/I

2

4,3

SGPT

< 41 U/I

47

100

≥ 41 U/I

0

0

SGOT của bệnh nhân nghiên cứu ở mức bình thường < 37U/I chiếm 95,7%. 100% bệnh nhân có chỉ số SGPT < 41 U/I.

Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ chỉ số ối và trọng lượng thai qua siêu

 

 

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

Chỉ số ối

Ít

23

48,9

Bình thường

23

48,9

Đa ối

1

2,2

Trọng lượng thai

< 2500 g

4

8,5

2500 - 3200 g

31

66,0

> 3200 g

12

25,5

Có 23 trường hợp ít ối hơn bình thường, chiếm tỷ lệ 48,9% và có 1 trường hợp đa ối trên siêu âm chiếm tỷ lệ 2,2%. Có 4 trường hợp trẻ có cân nặng trên siêu âm < 2500g, chiếm 8,5% và 12 trường hợp có trọng lượng > 3200g chiếm 25,5%.

Bảng 3.9. Phân loại tiền sản giật của bệnh nhân nghiên cứu

                   Phân loại tiền sản giật

Số lượng  (N)

Tỷ lệ  (%)

Tiền sản giật nhẹ

28

59,6

Tiền sản giật nặng

19

40,4

Tổng

47

100

Tỷ lệ bệnh nhân tiền sản giật nhẹ chiếm 59,5%, tiền sản giật nặng chiếm 40,4%.

  1. BÀN LUẬN
    1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu

THA là dấu hiệu quan trọng nhất, đến sớm nhất, gặp nhiều nhất có giá trị tiên lượng cho cả mẹ và con. Việc chẩn đoán xác định triệu chứng THA trong TSG khi có HATTh ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg. THA được chia thành 3 độ theo ESC – ESH 2013. Toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu đều có THA, trong đó cao nhất là nhóm THA độ 1 chiếm 42,6%, tiếp đến là nhóm THA độ 3 chiếm 34,0% và thấp nhất là THA độ 2 chiếm 23,4%. Điều này nói lên vai trò quan trọng của huyết áp tăng, đây là một nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con. So sánh với nghiên cứu của Lê Lam Hương (2016), chính huyết áp tăng đã gây nên các biến chứng trầm trọng cho mẹ và thai và THA là triệu chứng thường gặp nhất trong chứng TSG - SG. Tỉ lệ thai phụ có HATTh > 160 mmHg chiếm 29,2% và 70,8% thai phụ có HATTh nằm trong khoảng 140 - 160 mmHg; tỉ lệ thai phụ có HATTr > 110 mmHg chiếm 31,5% [5]. Theo nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang (2017), THA có giá trị tiên lượng cho cả mẹ và con, chính THA trong TSG - SG là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cũng như các biến chứng cho mẹ và con [3]. Do đó, kiểm soát tốt huyết áp cho thai phụ TSG là một vấn đề cực kỳ quan trọng và cần thiết.

Phù là một triệu chứng thường gặp của TSG; phù trong TSG là phù toàn thân, không giảm khi nghỉ ngơi; phù trắng, mềm, có dấu ấn lõm; tăng cân nhanh, quá 0,5kg/tuần. Có thể phù nhiều, phù toàn thân, các chi to lên, ngón tay tròn trĩnh, mặt nặng, mí mắt húp lại, âm hộ sưng to. Bụng căng lên, nổi hằn dây thắt lưng hay sau khi nghe tim thai còn hằn dấu vết của ống nghe. Có khi phù cả phủ tạng, phù phúc mạc nên có nước trong ổ bụng, màng phổi, não. Theo cổ điển, phù được mô tả là dấu hiệu sớm nhất của TSG đang tiến triển. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có phù là 46,8%, trong đó phù nhẹ là 29,8% và phù to là 17,0%. Nghiên cứu của Hồ Thị Phương Thảo tại Huế phù chiếm tỉ lệ 97% trong đó phù toàn thân chiếm tỉ lệ 54,6% [6].

Trong các triệu chứng cơ năng của thai phụ, tỷ lệ triệu chứng phù chiếm cao. Nghiên cứu của

Trương Thị Linh Giang (2017) thấy tỉ lệ thai phụ có triệu chứng phù là 43,8% [3]. Theo Đỗ Xuân Vinh (2018) tỷ lệ triệu chứng phù là 40,7% trong tổng số sản phụ bị TSG [7]. Nghiên cứu của Hà Thị Tiểu Di (2014), phù là dấu hiệu hay gặp ở thai phụ TSG nặng - SG (98,5%), trong đó phù toàn thân chiếm tỉ lệ 44,8% [2]. Nghiên cứu của Hồ Thị Phương Thảo tại Huế thấy phù chiếm tỉ lệ 97,0% trong đó phù toàn thân chiếm tỉ lệ 54,6% [6]. Theo Lê Lam Hương (2016), phù nhiều chiếm tỷ lệ 80,9%; phù ở nhóm Protein niệu >3g/l chiếm 90,9% vàở nhóm Protein niệu <3g/l là 71,1% [5].

Ngoài 2 dấu hiệu lâm sàng thường có trong bệnh lý TSG như THA, phù thì thai phụ TSG còn có thể gặp các triệu chứng khác (thiếu máu: mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhạt (huyết tán); Phổi: đôi khi có hội chứng ba giảm do tràn dịch ở màng phổi; Tim: đôi khi có tiếng thổi cơ năng do thiếu máu, tiếng tim mờ ứ nước ở màng tim, đôi khi bệnh nhân có kèm theo khó thở nhẹ; Bụng: có thể có nước cổ trướng tự do, do tràn dịch màng bụng; Mắt: bệnh nhân đôi khi có cảm thấy mờ mắt do phù võng mạc). Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng kèm theo là đau đầu chiếm 27,7%, khó thở chiếm 4,3% và rối loạn thị giác chiếm 2,1%. So sánh với nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang (2017) thì tỷ lệ đau đầu chiếm 23,5% [3]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt về các triệu chứng lâm sàng kèm theo so với các nghiên cứu trước, lý giải sự khác biệt về tần suất của các triệu chứng của chúng tôi với nghiên cứu trước theo chúng tôi là do khác nhau về cỡ mẫu nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu.

Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu có protein trong nước tiểu với lượng vừa từ 300 – 1000 mg/dl chiếm cao nhất với 53,2%, tiếp đến là 40,4% tỷ lệ bệnh nhân có protein niệu > 1000 mg/dl. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Hà Thị Tiểu Di (2014): xét nghiệm 67 thai phụ đều có protein niệu dương tính, trong đó hàm lượng ≥ 3g/l chiếm tỉ lệ 67,2%. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy vì nghiên cứu của Hà Thị Tiểu Di (2014) là nghiên cứu trên thai phụ TSG nặng - SG trong khi nghiên cứu này được tiến hành trên nhóm TSG nói chung, trong đó có TSG nhẹ [2].

SGOT của bệnh nhân nghiên cứu ở mức bình thường < 37U/I chiếm 95,7%. 100% bệnh nhân có chỉ số SGPT < 41 U/I. Theo Lê Lam Hương (2016) tăng SGOT chiếm tỷ lệ 29,2% và tăng SGPT chiếm 25,8%. Tăng SGOT chiếm tỷ lệ 40,9% ở nhóm Protein niệu >3g/l và17,8% và ở nhóm Protein niệu <3g/l OR=3,2(95 % CI=1,2- 8,4). Tăng SGPT chiếm tỷlệ 47,7% ở nhóm Protein niệu >3g/l và 13,3% và ở nhóm Protein niệu <3g/l; OR=5,9(95 % CI=2,0- 16,8) [5].

Nồng độ của SGOT và SGPT càng tăng cao trong huyết thanh thì tổn thương hoại tử tế bào gan càng nặng, điều này đồng nghĩa với bệnh TSG càng nặng và có nhiều biến chứng.

Tỷ lệ bệnh nhân tiền sản giật nhẹ chiếm 59,5%, tiền sản giật nặng chiếm 40,4%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả. Kết quả nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang (2017) TSG nhẹ chiếm tỷ lệ cao hơn 53,6% và TSG nặng chiếm 46,4% [3]. Trước đây, người ta phân loại bệnh lý tiền sản giật thành hai mức độ nhẹ và nặng. Hiện nay, người ta áp dụng cách phân loại mới là tiền sản giật và tiền sản giật nặng. Phân loại theo mức độ bệnh tiền sản giật và tiền sản giật nặng khá mới nên không có nhiều nghiên cứu để so sánh.

    1. Kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật

Trẻ có chỉ số Apgar sau ngay sau khi sinh ≥ 7 điểm chiếm 95,7%, <7 điểm chiếm 4,3%. Theo Trương Thị Linh Giang (2017) Trẻ sơ sinh đa số có Apgar phút thứ 5 >7 điểm chiếm 76,5 %, 22,2 % có Apgar từ 4 -7 điểm, chỉ có 2 trường hợp Apgar xấu <3 điểm [3]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2016) có 28,5% trẻ sơ sinh có apgar < 7 điểm ở phút thứ nhất và phút thứ 5 sơ sinh có apgar < 7 giảm xuống còn 20,6%. Những trẻ sơ snh có chỉ số Apgar ở phút thứ nhất ≤ 7 điểm cần hồi sức tích cực đều là con của các sản phụ có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng và phần lớn thai là thai nhi nhẹ cân, non tháng [3]. Điều này có thể được giải thích do sự khác biệt về đặc điểm đối tượng và mẫu nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác. 

Về trọng lượng trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ TSG cùng đa phần trong giới hạn bình thường. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang 2017 tại Huế thì đa số trẻ sinh ra có trọng lượng >2500g chiếm tỷ lệ 79,10 %, nhóm trẻ có trọng lượng thấp dưới 1500g chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,00 %, nhóm trẻ có trọng lượng từ 1500 - 2000g chiếm tỷ lệ 5,9%, nhóm trẻ có trọng lượng từ 2000 - 2500 chiếm 13,1% [3]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2016) trẻ có cân nặng ≤ 2500 g chiếm tỉ lệ cao 76,7%, trẻ có cân nặng > 2500g chiếm 23,3%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp ngoài bệnh lí của mẹ ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung – rau dẫn đến thai kém phát triển trong tử cung, xu hướng đình chỉ thai nghén sớm ở những thai phụ TSG nhằm giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và con đã làm tăng tỷ lệ sơ sinh non tháng và thấp cân [4]. Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà là do sự khác biệt về địa điểm và cách thức chọn mẫu nghiên cứu. 

Tỷ lệ bệnh nhân có nước ối trong chiếm 68,1%. Điều này chứng tỏ tình trạng thai suy trước khi vào viện là ít, đa phần bệnh nhân khởi phát bệnh muộn. Tuy nhiên, do hồ sơ bệnh án nhiều khi chưa chú trọng ghi chép lại tình trạng nước ối thấy được khi lấy thai, nên việc đánh giá tình trạng ối nhiều khi còn theo mẫu, chưa phản ánh trung thực số lượng cũng như màu sắc nước ối của những bệnh nhân TSG. 

Tỷ lệ bệnh nhân không có biến chứng chiếm 70,2%. Không có trường hợp nào tử vong mẹ hoặc con. Trong nhóm nghiên cứu có 244 sản phụ TSG nặng có 92 sản phụ có biến chứng chiếm 37,7%. Trong các biến chứng gây ra cho mẹ, biến chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là suy gan chiếm 20,5%, suy thận chiếm 9,0%, phù phổi cấp chiếm 2,5%, sản giật chiếm 3,7%, hợp (14,92%), trong đó 4 trường hợp hội chứng HELLP (5,97%), 3 trường hợp suy thận cấp, không có tử vong mẹ .

    1. Hạn chế của nghiên cứu

Đây là nghiên cứu hồi cứu dựa trên hồ sơ bệnh án lưu trữ, do vậy sẽ còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Nhiều thông tin chúng tôi muốn thì các hồ sơ bệnh án không cung cấp đủ. Người nghiên cứu không trực tiếp theo dõi, điều trị cho bệnh nhân do đó không đánh giá được hết các yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu. Việc loại bỏ yếu tố nhiễu trong nghiên cứu cũng gặp nhiều khó khăn. 

  1. KẾT LUẬN

Toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu đều có tăng huyết áp. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng kèm theo là đau đầu chiếm 27,7%, khó thở chiếm 4,3% và rối loạn thị giác chiếm 2,1%. Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu có protein trong nước tiểu với lượng vừa từ 300 – 1000 mg/dl chiếm cao nhất với 53,2%. Đa số bệnh nhân nghiên cứu có chỉ số acid uric huyết thanh <420 μmol/l với tỷ lệ 83,0%. SGOT của bệnh nhân nghiên cứu ở mức bình thường < 37U/I chiếm 95,7%. 100% bệnh nhân có chỉ số SGPT < 41 U/I. Có 23 trường hợp ít ối hơn bình thường, chiếm tỷ lệ 48,9% và có 1 trường hợp đa ối trên siêu âm chiế tỷ lệ 2,2%. Có 4 trường hợp trẻ có cân nặng trên siêu âm < 2500g, chiếm 8,5% và 12 trường hợp có trọng lượng > 3200g chiếm 25,5%. Tỷ lệ bệnh nhân tiền sản giật nhẹ chiếm 59,5%, tiền sản giật nặng chiếm 40,5%. Trẻ có chỉ số Apgar sau ngay sau khi sinh ≥ 7 điểm chiếm 95,7%, <7 điểm chiếm 4,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có nước ối trong chiếm 68,1%. Tỷ lệ bệnh nhân không có biến chứng chiếm 70,2%. Không có trường hợp nào tử vong mẹ hoặc con.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2007), “Cấp cứu sản khoa”, Hà Nội, pp. 102 - 108.
  2. Hà Thị Tiểu Di (2014), “Nghiên cứu bệnh lý tiền sản giật nặng-sản giật và kết quả điều trị tại Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng”, Tạp chí Phụ sản, 12 (3), pp. 83 - 87.
  3. Trương Thị Linh Giang (2017), Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler trong tiên lượng tình trạng sức khoẻ của thai ở thai phụ tiền sản giật, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y

Dược Huế.

  1. Nguyễn Thanh Hà (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại Học Y Hà Nội.
  2. Lê Lam Hương (2016), “Mối liên quan giữa protein niệu với một số chỉ số sinh hóa ở thai phụ tiền sản giật”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20 (5), pp. 92 - 97.
  3. Hồ Thị Phương Thảo (2002), Đánh giá điều trị tiền sản giật nặng - sản giật bằng

Magiesulfate và bù dịch tại Khoa Phụ sản bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sĩ Y học,

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.

  1. Đỗ Xuân Vinh (2018), “Nhận xét các trường hợp mổ lấy thai trên những sản phụ tiền sản giật tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội 2017- 2018”.
  2. A. Filipek & E. Jurewicz (2018), “Preeclampsia - a disease of pregnant women”, Postepy Biochem, 64 (4), pp. 229 - 232.

 

 

 

             

 

CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS AND RESULTS OF

TREATMENT AND RESULTS OF TREATMENT OF PRE-ECLAMPSIA AT 

NGOC HOI REGIONAL GENERAL HOSPITAL  2024

Đinh Thi Quyen1,A Hoa, Dang Thi Tram, Y Thang, Tran Thi Hao

1Ngoc Hoi regional general hospital

SUMMARY

Objective: Describe clinical and paraclinical characteristics and evaluate treatment of preeclampsia cases at Ngoc Hoi Regional General Hospital in 2024.

Research method: A retrospective cross-sectional descriptive study of 47 medical records of patients with a confirmed diagnosis of preeclampsia who were monitored and treated at the Department of Obstetrics and Gynecology, Ngoc Hoi Regional General Hospital from January 2023. until July 2024.

Results: All patients studied had hypertension. The proportion of patients with accompanying symptoms is headache 27.7%, difficulty breathing 4.3% and visual disturbances 2.1%. The proportion of research patients with protein in urine ranging from 300 - 1000 mg/dl was the highest at 53.2%. The majority of patients studied had serum uric acid index <420 μmol/l with a rate of 83.0%. The SGOT of the studied patients was at a normal level < 37U/I, accounting for 95.7%. 100% of patients have SGPT index < 41 U/I. There were 23 cases of less amniotic fluid than normal, accounting for 48.9% and 1 case of polyhydramnios, accounting for 2.2%. There were 4 cases of children weighing < 2500g, accounting for 8.5% and 12 cases of children weighing > 3200g, accounting for 25.5%. The proportion of patients with mild pre-eclampsia accounts for 59.5%, and severe pre-eclampsia accounts for 40.5%. Children with postnatal

Apgar scores ≥ 7 points account for 95.7%, <7 points account for 4.3%. The proportion of patients with clear amniotic fluid accounts for 68.1%. The rate of patients without complications is 70.2%. There were no maternal or child deaths.

Recommendations: It is necessary to reduce the rate of pre-eclampsia in the future through advocacy and propaganda that pregnant women should have regular prenatal checkups to detect disorders of the body during pregnancy; It is necessary to promote antenatal examination and pregnancy management at medical facilities. In addition, it is necessary to promote the dissemination of clinical signs, risk factors and complications of hypertension in pregnancy through communication channels to the community.

Keywords: Pre-eclampsia, pregnant women, Ngoc Hoi Regional General Hospital.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Hoạt động bệnh viện
  • IMG_7184
  • IMG_4411
  • IMG_7005
Video Clip
Sơ đồ bệnh viện
Thông báo văn bản