ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM HAI CHIỀU CỦA BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NGỰC TỚI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2024
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM HAI CHIỀU CỦA BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NGỰC TỚI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2024
Trần Thị Thu Minh, Trần Thị Loan, Lê Anh Tuấn, Lê Thị Lương, Phạm Thị Bích Hường
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, xác định một số yếu tố liên quan hình ảnh siêu âm hai chiều của bệnh nhân chấn thương ngực tới khám tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 02/2024 đến tháng 10/2024 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi.
Kết quả: Chấn thương ngực xảy ra ở các lứa tuổi, thường gặp nhất ở trong độ tuổi lao động (từ 18-60 tuổi) chiếm tỷ lệ 80,48%. Nam giới chiếm tỷ lệ 70,73% , nữ giới chiếm tỷ lệ 29,27%. Chấn thương ngực xảy ra ở vùng các xã chiếm tỷ lệ 63,41%, thị trấn chiếm tỷ lệ 36,59%. Nguyên nhân gây chấn thương ngực do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 63,41%. Đối tượng hay gặp trong chấn thương ngực là nông dân chiếm tỷ lệ 43,9%.
Bệnh nhân đến khám trong chấn thương ngực đều có triệu chứng đau ngực chiếm tỷ lệ là 100%. Các triệu chứng thực thể gặp nhiều nhất là xây xát, sưng chiếm 63,41%. Thương tổn thường gặp trên siêu âm trong chấn thương ngực là gãy xương sườn chiếm tỷ lệ 78,04%, đụng dập mô mềm 70,73 %%, tụ dịch mô mềm 24,39 %, tràn dịch màng phổi chiếm tỷ lệ 12,19%, tràn khí dưới da là 2,44%.
Bệnh nhân có triệu chứng xây xát, sưng có 26 trường hợp gãy xương sườn chiếm tỷ lệ 63,41% và 100% các trường hợp có triệu chứng ấn có điểm đau chói là có gãy xương sườn, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05). Tràn dịch màng phổi cũng gặp khi có triệu chứng thực thể là xây xát, sưng và ấn có điểm đau chói, ở nghiêm cứu này tỷ lệ là 7,67 %. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê( p<0,05).
Kết luận:
Nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương có triệu chứng cơ năng nhiều nhất là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 63,41 %, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Bệnh nhân có triệu chứng xây xát, sưng có 26 trường hợp gãy xương sườn chiếm tỷ lệ 63,41% và 100% các trường hợp có triệu chứng ấn có điểm đau chói là có gãy xương sườn, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05). Tràn dịch màng phổi cũng gặp khi có triệu chứng thực thể là xây xát, sưng và ấn có điểm đau chói, ở nghiêm cứu này tỷ lệ là 7,67 %. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê( p<0,05).
Từ khóa: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm hai chiều, chấn thương ngực
SUMMARY
Objective: Clinical characteristics, identifying some factors related to two-dimensional ultrasound images of chest trauma patients visiting Ngoc Hoi Regional General Hospital in 2024.
Research Method: A cross-sectional descriptive study designed from February 2024 to October 2024 at Ngoc Hoi Regional General Hospital.
Results: Chest trauma occurs in almost all age groups, most commonly in the working age group (from 18 to 60 years old), accounting for 80.48%. Males account for 70.73%, while females account for 29.27%. Chest trauma occurs in rural areas, accounting for 63.41%. The cause of chest trauma due to traffic accidents accounts for 63.41%.
Patients with symptoms of abrasions and swelling have 26 cases of rib fractures, accounting for 63.41% and 100% cases with tenderness on palpation and sharp pain points indicate rib fractures, and this difference is statistically significant (p<0.05). Pleural effusion is also observed when there are physical symptoms such as abrasions, swelling, and tenderness with sharp pain points, with an incidence of 7.67% in this study. This difference is statistically significant (p<0.05).
Conclusion: The main cause of injuries with functional symptoms is traffic accidents, accounting for 63.41%, and the difference is statistically significant (p< 0.05). Patients with symptoms of abrasions and swelling had 26 cases of rib fractures, accounting for 63.41% and 100%. Cases with tenderness and sharp pain points indicate rib fractures, and this difference is statistically significant (p < 0.05). Pleural effusion is also observed when there are physical symptoms such as abrasions, swelling, and tenderness upon palpation, with an incidence rate of 7.67% in this study. This difference is statistically significant (p<0.05).
Keywords: Clinical features, two-dimensional ultrasound imaging, chest trauma
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương ngực là thương tổn một hay nhiều cơ quan ở ngực bao gồm chấn thương ngực kín và vết thương ngực [9]. Chấn thương thành ngực khá phổ biến. Đây là một trong những trường hợp cấp cứu thường gặp ở nước ta và ở mọi lứa tuổi. Tại bệnh viện Việt Đức chấn thương ngực chiếm khoảng 10 – 15% số trường hợp mổ cấp cứu [20]. Chấn thương thành ngực ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng tai nạn giao thông, tai nạn lao động [2]. Chấn thương ngực kín do tai nạn giao thông chiếm 70% tổng số chấn thương thành ngực [3]. Bệnh nhân tử vong chiếm 20-25% trong tất cả các trường hợp tử vong do chấn thương. Trong các trường hợp chấn thương thành ngực nặng có đến 75% các trường hợp có phối hợp với đa chấn thương [12].
Do chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp và tuần hoàn nên có thể nhanh chóng đưa đến tử vong [18]. Vì vậy đây là những trường hợp cấp cứu được ưu tiên số một trong chẩn đoán và xử lý [17].
Có khoảng gần một nửa những trường hợp gãy xương sườn có kèm thương tổn các cơ quan trong lồng ngực. Do vậy chụp X-quang ngực để kiểm tra thương tổn là điều cần thiết [15]. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu quan sát được thực hiện gần đây của Zhang [32] trên những bệnh nhân chấn thương thành ngực, sử dụng siêu âm cho thấy độ nhạy để chẩn đoán các chấn thương ở ngực mà đặc biệt là tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.
Trong những trường hợp nặng ở các đơn vị cấp cứu, việc chụp X-quang có thể khó khăn và hình ảnh tổn thương bị che dấu, cũng như xác định tổn thương phổi hay màng phổi thì siêu âm lại là một lựa chọn thích hợp [26]. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm hai chiều của bệnh nhân chấn thương ngực”, với mục tiêu:
1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm hai chiều của bệnh nhân chấn thương ngực tới khám tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2024.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng chấn thương ngực của bệnh nhân chấn thương ngực tới khám tại bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi năm 2024.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang,
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện từ tháng 02/2024 đến hết tháng 10/2024 tại khoa Chẩn đoán hình ảnh và khoa hồi sức cấp cứa bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Lựa chọn mẫu toàn bộ
Chọn toàn bộ số bệnh nhân có chấn thương được chỉ định siêu âm, XQuang ngực tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi.
Biến số nghiên cứu: Nhóm biến số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, địa dư, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh siêu âm.
Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu: Các thành viên phỏng vấn thu thập thông tin và ghi vào phiếu điều tra. Thời gian tiến hành thu thập số liệu từ tháng 02/2024 đến tháng 10/2024.
Xử lý và phân tích số liệu: Nhập liệu với phần mềm Epidata 3.1 và Sử dụng phần mềm Stata 10 để phân tích số liệu.
Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được sự chấp thuận và phê duyệt của hội đồng đạo đức Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi theo thông báo số 549/TB-BVKVNH ngày 04/6/2024 và sự cho phép của ban lãnh đạo bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi.
KẾT QUẢ
1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân chấn thương ngực.
Bảng 3.1. Độ tuổi của bệnh nhân có chấn thương ngực
Độ tuổi | Tần số | Tỷ lệ (%) |
< 18 tuổi | 2 | 4,88 |
18- 60 tuổi | 33 | 80,48 |
> 60 tuổi | 6 | 14,64 |
Tổng | 41 | 100 |
Kết quả tại bàng 3.1 cho thấy trong 41 đối tượng tham gia nghiên cứu, nhóm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nhất là 80,48% .
Bảng 3.3. Phân bố theo giới
Giới | N | Tỷ lệ % |
Nam | 29 | 70,73 |
Nữ | 12 | 29,27 |
Tổng | 41 | 100 |
Tỷ lệ nam bị chấn thương thành ngực nhiều hơn nữ (70,73% > 29,27%)
Bảng 3.4. Phân bố theo địa dư các trường hợp chấn thương
Bệnh nhân | N | Tỷ lệ % |
Các xã | 26 | 63,41 |
Thị trấn | 15 | 36,59 |
Tổng | 41 | 100 |
Phân bố các trường hợp chấn thương ở bảng 3.3 cho thấy ở các xã có tỷ lệ nhiều hơn ở thị trấn 63,41%> 36,59%
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo nghề nghiệp
Tỷ lệ chấn thương ngực phân bố theo nghề nghiệp ở biểu đồ 3.1 nhiều nhất là nông dân với 43,90 %, tiếp theo là 26,83 % ở cán bộ viên chức, nhóm công nhân là thấp nhất 4,88%.
Bảng 3.5. Phân bố theo nguyên nhân
Nguyên nhân | N | Tỷ lệ % | P |
Tai nạn giao thông | 26 | 63, 41 |
P < 0,05 |
Tai nạn nghề nghiệp | 4 | 9,76 | |
Tai nạn sinh hoạt | 11 | 26,83 | |
Tổng | 41 | 100 |
Nguyên nhân do tai nạn giao thông với 63,41%, do tại nạn sinh hoạt là 26,83%. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê ( P< 0,05).
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng | N | Tỷ lệ % |
Đau ngực | 41 | 100 |
Khó thở | 6 | 14,63 |
Ho ra máu | 0 | 0 |
Thở phì phò | 3 | 7,32 |
Bệnh nhân có triệu chứng đau ngực chiếm tỷ lệ là 100 %, đứng thứ hai là triệu chứng khó thở 14,63%, tiếp theo là triệu chứng thở phì phò 7,32%. Ho ra máu trong nghiên cứu này không có ca bệnh nào.
3.1.2.2. Các triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể gặp nhiều nhất là xây xát, sưng chiếm 63,41%, triệu chứng ấn có điểm đau chói chiếm 58,53%, bầm tím chiếm 26,83%.
2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm hai chiều của bệnh nhân chấn thương ngực.
Bảng 3.7. Đặc điểm thương tổn trên siêu âm
Dấu hiệu thương tổn | Siêu âm | |
N | Tỷ lệ % | |
Gãy xương sườn | 32 | 78,04 |
Đụng dập mô mềm | 29 | 70,73 |
Tụ dịch mô mềm | 10 | 24,39 |
Tràn khí dưới da | 1 | 2,44 |
Tràn khí màng phổi | 0 | 0 |
Tràn dịch màng phổi | 5 | 12,19 |
Thương tổn thường gặp trên siêu âm trong chấn thương ngực là gãy xương sườn 78,04 %, đụng dập mô mềm 70,73 %%, tụ dịch mô mềm 24,39 %.
Đặc điểm số xương gãy trên siêu âm
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm gãy xương trên siêu âm
Số lượng xương sườn bị gãy trong chấn thương ngực thường gặp là 2 xương, có 02 trường hợp gãy 5 xương sườn và gãy 6 xương không có trường hợp nào.
Bảng 3.8. Đặc điểm thương tổn trung thất trên siêu âm
Tổn thương trung thất | Siêu âm | |
N | Tỷ lệ % | |
Tràn khí trung thất | 0 | 0 |
Tràn dịch màng ngoài tim | 1 | 2,44 |
Tổn thương mạch máu lớn | 0 | 0 |
Thương tổn trung thất chỉ phát hiện 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,44%
3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng chấn thương ngực của bệnh nhân chấn thương ngực tới khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2024.
Bảng 3.9. Bảng một số yếu tố liên quan tới triệu chứng cơ năng với hình ảnh siêu âm.
Biến số | Triệu chứng cơ năng |
P | |||
Đau ngực | Khó thở | ||||
N | % | N | % | ||
Gãy xương sườn | 32 | 70,04 | 4 | 9,76 | < 0,05 |
Đụng dập mô mềm | 29 | 70,73 | 4 | 9,76 | < 0,05 |
Tụ dịch mô mềm | 10 | 24,39 | 4 | 9,76 | < 0,05 |
Tràn dịch màng phổi | 5 | 12,19 | 3 | 7,32 | < 0,05 |
Tràn dịch màng ngoài tim | 1 | 2,44 | 1 | 2,44 | > 0,05 |
Có 32 trong tổng 41 bệnh nhân gãy xương tất cả đều có triệu chứng đau ngực, trong đó khó thở có 04 trường hợp chiềm tỷ lệ 9,76%. Các tổn thương hình ảnh phát hiện trên siêu âm là đụng dập mô mềm, tụ dịch mô mềm đều có tỷ lệ bệnh nhân khó thở chiếm 9,76%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05).
Bảng 3.10. Bảng một số yếu tố liên quan tới triệu chứng thực thể với hình ảnh siêu âm.
Biến số | Triệu chứng thực thể |
P | |||
Xây xát, sưng | Ấn có điểm đau chói | ||||
N | % | N | % | ||
Gãy xương sườn | 26 | 63,41 | 24 | 100 | <0,05 |
Đụng dập mô mềm | 20 | 76,92 | 17 | 70,83 | >0,05 |
Tụ dịch mô mềm | 7 | 26,92 | 8 | 33,33 | >0,05 |
Tràn dịch màng phổi | 0 | 0 | 2 | 7,69 | < 0,05 |
Bảng 3.10 cho thấy bệnh nhân có triệu chứng xây xát, sưng có 26 trường hợp gãy xương sườn chiếm tỷ lệ 63,41% và 100% các trường hợp có triệu chứng ấn có điểm đau chói là có gãy xương sườn, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05).
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng trong chấn thương ngực
Nhóm tuổi 18-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao 80,48%, nhóm ngoài tuổi lao động là 14,64 %. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Sự khác biệt này có lẽ là do sự khác nhau về tích chất lao động, công việc đi lại.
Theo kết quả của Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh [10] nhóm tuổi hay gặp nhất là 18-60 chiếm 75,76 %. So sánh với các kết quả trên, kết quả của chúng tôi là phù hợp. Độ tuổi hay gặp trong chấn thương là 18-60 tuổi ( chiếm 80,48%). Bởi đây là nhóm lao động chính của xã hội, phải đi lại nhiều, làm công việc nặng nhọc.
* Phân bố theo giới
Tỷ lệ nam gấp 2 lần nữ. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Quốc Hưng, Vũ Thùy Linh [11 ], nam chiếm 87%, nữ chiếm 13%. Theo Sonny.S.O.Parah [31] tỷ lệ nam cũng gặp nhiều hơn nữ. So sánh kết quả trên thì kết quả của chúng tôi phù hợp với nam nhiều hơn nữ. Điều này có thể giải thích do nam là lực lượng lao động chính trong gia đình, phải đi lại nhiều, làm nhiều công việc nặng, nguy hiểmhoặc có thể do sự khác biệt đặc điểm về giới trong lao động, sản xuất, sinh hoạt và điều khiển phương tiện giao thông.
* Địa dư
Phân bố các trường hợp chấn thương cho thấy ở các xã có tỷ lệ nhiều hơn ở thị trấn với tỷ lệ là 63,41%> 36,59%. Theo Đào Minh Triết, Trịnh Phước Thịnh, Trần Thị Ngọc Tuệ [15], tỷ lệ mắc ở nông thôn chim 78,05%, ở thành thị 21,95%. Sự khác biệt ở hai nghiên cứu có thể giải thích là do: mặc dù nước ta vẫn là nước nông nghiệp với khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhưng trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra mạnh mẽ. Cùng với việc phát triển của các phương tiện giao thông.
* Phân bố theo nghề nghiệp
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp chấn thương ngực là nông dân với 43,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Điều này có thể giải thích là do nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp, đại bộ phận người dân vẫn sống bằng nông nghiệp nên nông dân là đối tượng chiếm đa số trong các chấn thương ngực.
* Phân bố theo nguyên nhân
Đại đa số là do tai nạn giao thông chiếm đến 63,41% các trường hợp, tai nạn sinh hoạt chiếm 26,83% và tai nạn nghề nghiệp 9,76 %. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
* Triệu chứng cơ năng
Tất cả các bệnh nhân đến khám đều có lý do là đau ngực chiếm tỷ lệ 100 %. Theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Thuỳ Linh [10] nghiên cứu trên 109 bệnh nhân ngực thì tỷ lệ đau ngực là 99,1%.
* Các triệu chứng thực thể
Theo nghiên cứu, tỷ lệ xây xát, sưng chiếm 63,41%, triệu chứng ấn có điểm đau chói chiếm 58,53%, bầm tím chiếm 26,83%. Theo nghiên cứu của Huỳnh Thúc Bảo [2], tỷ lệ xây xát, sưng là 6 9,8%, bầm tím là 20%. Triệu chứng ấn có điểm đau chói chiếm 58,53%, tiếng lạo xạo chiếm 7,32% các trường hợp. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Đào Minh Triết [15], triệu chứng gãy xương sườn chiếm 50,2%.
2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm hai chiều của bệnh nhân chấn thương ngực. .
Tỷ lệ gãy xương sườn phát hiện trên siêu âm ngực lên đến 78,04%. Theo tác giả Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh [10] tỷ lệ gãy xương sườn lên đến 80,34%. Ngoài gãy xương sườn, siêu âm còn cho phép quan sát tốt các thương tổn khác của thành ngực, màng phổi và các tổn thương nằm sát thành ngực [8].
3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng chấn thương ngực của bệnh nhân chấn thương ngực tới khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2024.
Bệnh nhân chấn thương có triệu chứng cơ năng gặp nhiều ở các xã nhiều hơn thị trấn chiếm tỷ lệ là 63,41%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05). Nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương có triệu chứng cơ năng nhiều nhất là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 63,41 %, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Điều này cho thấy định tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến gây nên chấn thương ngực.
Các tổn thương phát hiện trên siêu âm là đụng dập mô mềm, tụ dịch mô mềm đều có tỷ lệ bệnh nhân khó thở chiếm 9,76%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ( p<0,05).
- Đặc điểm lâm sàng trong chấn thương thành ngực
Chấn thương ngực xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi, thường gặp nhất ở trong độ tuổi lao động ( từ 18-60 tuổi) chiếm tỷ lệ 80,48%i. Nam giới chiếm tỷ lệ 70,73% , nữ giới chiếm tỷ lệ 29,27%. Chấn thương ngực xảy ra ở vùng các xã chiếm tỷ lệ 63,41%, thị trấn chiếm tỷ lệ 36,59%. Nguyên nhân gây chấn thương ngực do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 63,41%.
Bệnh nhân đến khám trong chấn thương ngực đều có triệu chứng đau ngực chiếm tỷ lệ là 100 %.
Các triệu chứng thực thể gặp nhiều nhất là xây xát, sưng chiếm 63,41%, triệu chứng ấn có điểm đau chói chiếm 58,53%, bầm tím chiếm 26,82%; Các triệu chứng vết thương hở, biến dạng lồng ngực, tiếng lạo xạo và tiếng lép bép dưới da cùng chiếm tỷ lệ là 7,32 %; Triệu chứng ít gặp nhất là mảng sườn di động chiếm 4,88%.
- Đặc điểm hình ảnh tổn siêu âm hai chiều của
Thương tổn thường gặp trên siêu âm trong chấn thương ngực là gãy xương sườn chiếm tỷ lệ 78,04%, đụng dập mô mềm 70,73 %%, tụ dịch mô mềm 24,39 %, tràn dịch màng phổi chiếm tỷ lệ 12,19%, tràn khí dưới da là 2,44%.
- Một số yếu tố liên quan đến tình trạng chấn thương ngực của bệnh nhân chấn thương ngực tới khám tại bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương có triệu chứng cơ năng nhiều nhất là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 63,41 %, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Bệnh nhân có triệu chứng xây xát, sưng có 26 trường hợp gãy xương sườn chiếm tỷ lệ 63,41% và 100% các trường hợp có triệu chứng ấn có điểm đau chói là có gãy xương sườn, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05). Tràn dịch màng phổi cũng gặp khi có triệu chứng thực thể là xây xát, sưng và ấn có điểm đau chói, ở nghiêm cứu này tỷ lệ là 7,67 %. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê( p<0,05)
KHUYẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xin được phép đưa ra một số khuyến nghị như sau: Chấn thương ngực là một cấp cứu thường gặp trong các trường hợp chấn thương, vì vậy khi có bệnh nhân vào khám và điều trị tại bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi với tình trạng chấn thương thì nhân viên y tế tiếp nhận bệnh ban đầu phải nghĩ đến có chấn thương ngực.
Các bác sĩ lâm sàng nhận định tình trạng bệnh và phối hợp với cho chỉ định cận lâm sàng nhanh chóng để kịp thời chẩn đoán mức độ ảnh hưởng của tổn thương giúp xử trí điều trị đúng hướng nhất và nhanh nhất.
Có những buổi học chuyên môn, báo cáo chuyên đề về xử trí chấn thương ngực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Bộ y tế (2008), Ngoại bệnh lý, Chấn thương ngực kín và vết thương ngực hở, Tập. 2, tr. 106 -115.
4. Phạm Đăng Diệu (2003), Giải phẫu ngực - bụng, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh,
7. Frank, H.Netter (2004), Atlas giải phẫu người, Nxb Y học, Hà Nội.
10. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh, Mai Văn Viện (2006), "Hội nghị Ngoại khoa học toàn quốc lần thứ XII. Tạp chí Ngoại Khoa số 6", Một số nhận xét về đặc điểm triệu chứng, sơ cứu và cấp cứu chấn thương ngực kín qua 139 trường hợp tại bệnh viện 103, tr. 2-11.
12. David R, Park M.D . (2011), Chest Ultrasound, University of Washington.