ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2024
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2024
Chu Đình Huy, Lê Văn Dũng, Chu Thị Hương, Bùi Thị Hải Yến, Đặng Thị Mai
TÓM TẮT
Mục Tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Tìm hiểu một số yếu tố liên quan bệnh nhân ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2024 với 75 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Áp dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang phân tích.
Kết quả: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 50-59, 60-69 chiếm tỷ lệ (28%) nhóm tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ (20%). Tuổi trung bình 61,3±11,6, Giới tính, nghề nghiệp, tiền sử hút thuốc, thời gian hút thuốc, đợt cấp, ho (93,33%), khó thở (40%) sốt (35,55%), tăng bạch cầu chiếm (52,22%), tăng CRP chiếm (37,78%), chức năng hô hấp các thông số đều giảm.
Từ khoá: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
SUMMARY
Research Objective: Describe clinical and paraclinical characteristics in patients with chronic obstructive pulmonary disease and learn some patient-related factors in patients with chronic obstructive pulmonary disease in 2024.
Research methods: The study was conducted from February to October 2024 with 75 chronic obstructive pulmonary disease patients. Apply cross-sectional analytical research method.
Result: The age group with the highest percentage is 50-59, 60-69 accounts for (28%) and the age group 40-49 accounts for (20%). Average age 61.3±11.6, Gender, occupation, smoking history, smoking duration, exacerbation, cough (93.33%), shortness of breath (40%) fever (35.55% ), leukocytosis accounts for (52.22%), CRP increase accounts for (37.78%), respiratory function and parameters all decrease.
Keywords: Clinical and paraclinical characteristics of chronic obstructive pulmonary disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới, sau bệnh lý tim, ung thư, bệnh mạch máu. Đặc trưng của bệnh là sự giới hạn lưu lượng khí không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với một sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với các hạt chất độc hay khí [2], [3].
Theo tổ chức Y tế thế giới thì tỷ lệ mắc trên toàn thế giới năm 1990 là 9,34/ 1000 dân nam, và 7,33/ 1000 dân nữ. tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại [12].
Tại Việt Nam, theo ước tính của Hội Hô Hấp châu Á - Thái Bình Dương, tần suất mắc bệnh ở Việt Nam là 6,7% [2]. Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhưng cho đến nay, thuốc lá vẫn là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất và đã được chứng minh. Thuốc lá kích hoạt đại thực bào và tế bào thượng bì sản xuất ra một số chất trung gian gây viêm [2], [4], [13].
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Gồm bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị tại khoa nôi, HSCC tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi từ tháng 2/2024 đến tháng 10/2024.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân BPTNMT nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi trong thời gian nghiên cứu.
Biến số nghiên cứu: Các nhóm biến số nghiên cứu gồm đặc điểm chung mẫu nhiên cứu (6 biến số), đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng (8 biến số), mối liên quan 93 biến số).
Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn, hồ sơ bệnh án.
Đạo đức nghiên cứu: Đạo đức nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tương nghiên cứu. Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 50-59, 60-69 chiếm tỷ lệ (28%) nhóm tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ (20%). Tuổi trung bình 61,3±11,6.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH PHỔI TĂC NGHẼN MẠN TÍNH
Biểu đồ 1. Lý do vào viện
Nhận xét: Ho chiếm tỷ lệ cao nhất (93,33%), tiếp đến là khó thở (40%) và sốt (35,55%).
Biểu đồ 2. Phân bố bệnh nhân tăng bạch cầu và tăng CRP
Nhận xét: Tăng bạch cầu chiếm (52,22%), tăng CRP chiếm (37,78%).
Bảng 2. Chức năng thông khí phổi
Chức năng thông khí phổi (% so với dự đoán) | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Trung bình |
(F)VC | 25 | 82 | 49,12 ± 13,84 |
FEV1 | 32 | 68 | 35,72 ± 14,56 |
PEF | 13 | 67 | 47,32 ± 06,71 |
FEF25-75 | 16 | 61 | 26,71 ± 11,13 |
FEV1/(F)VC | 33 | 71 | 38,72 ± 10,34 |
Nhận xét: Các thông số đều giảm
Bảng 3. Dấu hiệu bệnh lý trên điện tâm đồ
Dấu hiệu | n | Tỷ lệ % |
Dày thất phải | 6 | 8,0 |
P phế | 25 | 33,3 |
Rung nhĩ | 2 | 2,7 |
Nhịp xoang | 36 | 48,0 |
Block nhánh | 6 | 8,0 |
Tổng | 75 | 100 |
Nhận xét: Dày thất phải (8,0%), nhịp xoang chiếm cao nhất (48%), P phế chiếm (33,3%), thấp nhất rung nhĩ chiếm (2,7%).
MỐI LIÊN QUAN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNHTHỜI GIAN HÚT THUỐC VỚI GIỚI TÍNH
Bảng 4. Thời gian hút thuốc với giới tính
Giới tính | Thời gian hút thuốc | Tổng | p | Test kiểm định | ||
1-4 năm |
| >10 năm | ||||
Nam | 15 | 16 | 10 | 41 | 0,078 | Khi bình phương |
75,0 | 51,6 | 41,7 | 54,7 | |||
Nữ | 5 | 15 | 14 | 34 | ||
25,0 | 48,4 | 58,3 | 45,3 | |||
Tổng cộng | 20 | 31 | 24 | 75 | ||
100 | 100 | 100 | 100 |
Nhận xét: Thời gian hút thuốc ở nhóm nam chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 1-4 năm với (75%), tiếp đến là 5-9 năm (51,6%) và thấp nhất là 10 năm với (41,7%). Thời gian hút thuốc nữ dài từ 1-4 năm (25%), 5-9 năm (48,4%), > 10 năm (58,3%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Bảng 5. Mối liên quan thời gian hút thuốc với nghề nghiệp
Tiền sử hút thuốc lá | Thời gian hút thuốc lá | Tổng | p | Test kiểm định | ||
1-4 năm | 5-9 năm | >10 năm | ||||
Cán bộ viên chức | 5 | 9 | 4 | 18 | 0,018 | Khi bình phương |
25,0 | 29,0 | 16,7 | 24,0 | |||
Làm nông | 15 | 22 | 20 | 57 | ||
75,0 | 70,9 | 83,3 | 76,0 | |||
Tổng cộng | 20 | 31 | 24 | 75 | ||
100 | 100 | 100 | 100 |
Nhận xét: Thời gian hút thuốc cán bộ viên chức 1-4 năm (25%), 5-9 năm (29%), > 10 năm (16,7%). Thời gian hút thuốc người làm nông 1-4 năm (75%), 5-9 năm (70,9%), > 10 năm (83,3%). Thời gian hút thuốc lá ở nhóm cán bộ viên chức 24,0% và làm nông 76% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Bảng 6. Mối liên quan hút thuốc lá với đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đợt cấp/ năm | Thời gian hút thuốc lá | Tổng | p | Test kiểm định | ||
1-4 năm | 5-9 năm | >10 năm | ||||
1-2 đợt/ năm | 4 | 7 | 10 | 21 | 0,042 | Khi bình phương |
27,0 | 28,0 | 28,5 | 28,0 | |||
>3 đợt/ năm | 11 | 18 | 25 | 54 | ||
73,0 | 72,0 | 71,5 | 72,0 | |||
Tổng cộng | 15 | 25 | 35 | 75 | ||
100 | 100 | 100 | 100 |
Nhận xét: 1-2 đợt cấp ở nhóm 1-4 năm (27%), 4-9 năm (28%), > 10 năm (28,0%), > 3 đợt/ năm ở nhóm 1-4 năm (73%), 5-9 năm (72%), > 10 năm (71,5%). Bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 3 lần/ năm chiếm (72,0%) cao hơn bệnh nhân mắc 1-2 lần/ năm chiếm (28,0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh phổi tăc nghẽn mạn tính
Lý do vào viện
Chúng tôi ghi nhận trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân BPTNMT vào viện thì ho chiếm tỷ lệ cao nhất (93,33%), tiếp đến là khó thở (40%) và sốt (35,55%). Theo Nguyễn Đức Hoàng thì ho chỉ chiếm 25,56%, khó thở chiếm tỷ lệ cao nhất (98,89%) và sốt chiếm 35,56% [10]. Theo Nguyễn Thị Kim Oanh thì ho, khạc đàm chiếm 92%, khó thở từ độ 2 trở đi chiếm đến 97% và sốt chiếm 19% [8]. Một nghiên cứu khác của tác giả Hoàng Đức Bách ghi nhận ho, khạc đàm chiếm tỷ lệ 87,6%, khó thở chiếm 85,1% [1]. Theo Nguyễn Kim Ngân khó thở chiếm (82.7%) [7]. Đây đều là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân BPTNMT, thường là lý do khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Theo Lê Văn Bàng thì khó thở tăng lên, sốt, ho và tăng lượng đàm là các triệu chứng thường gặp ở đợt cấp của BPTNMT [2].
Tăng bạch cầu, tăng CRP
Tăng bạch cầu máu chiếm 52,22% và tăng CRP chiếm 37,78% trong nghiên cứu của chúng tôi. Theo Lê Văn Bàng, cả hai giá trị này thường tăng ở bệnh nhân BPTNMT có đợt bùng phát [2]. Khi đó, thường tăng phản ứng viêm và nhiễm trùng. Trên lâm sàng sẽ gặp các triệu chứng như tăng tiết đàm, sốt, khó thở, ho... Đặc biệt CRP còn liên quan đến bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT. Theo các tác giả Falk J.A. và De Lucas Ramos, bệnh nhân BPTNMT nếu có tăng CRP thì sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch kèm theo [27], [10]. Nên trong điều trị, việc làm giảm và bình thường hóa CRP có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, làm giảm nguy cơ làm nặng nề thêm bệnh lý có sẵn, cải thiện đời sống cũng như giảm được tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân BPTNMT.
Chức năng hô hấp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự sụt giảm của chức năng thông khí phổi ở nhóm bệnh nhân BPTNMT với giá trị trung bình của các trị số (F)VC, FEV1, PEF và FEF (25-75) chỉ từ 26,71% đến 49,12% so với dự đoán. Giá trị trung bình của các thông số trên lần lượt là 49,12%; 35,72%; 47,32% và 26,71%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu khác của Nguyễn Đức Hoàng và Nguyễn Thị Kim Oanh. Theo Nguyễn Đức Hoàng thì các giá trị đó lần lượt là 48,2%; 36,62%; 48% và 24,91% [5]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh, tác giả ghi nhận FEV1 có giá trị trung bình là 42,45% [8]. Lê Văn Bàng trong các trị số trên, tỷ lệ FEV1/FVC được xem là quan trọng nhất để xác định tình trạng tắc nghẽn luồng khí [3]. Kết quả của tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi là 38,72. So với kết quả của Nguyễn Thị Kim Oanh thì kết quả của chúng tôi thấp hơn. Kết quả của tác giả này là (47,41%) [8]. Hoàng Thị Lan Hương tỷ lệ FEV1/FVC < 30% rất ít gặp (2,0%). Tỷ lệ FEV1/FVC từ 50% - 80% chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%) tiếp đến là nhóm 30% - 50% chiếm (27,7%) [6].
Điện tâm đồ
Trong nghiên cứu của chúng tôi. Dày thất phải (8,0%), P phế chiếm (33,3%), rung nhĩ chiếm (2,7%), nhịp xoang (48,0%), block nhánh chiếm (8,0%). Theo Hứa Đình Trọng dày thất phải chiếm (5,6%), P phế chiếm (17,9%) kết quả này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [9]. Theo Vũ Thị Dung P phế chiếm (53,3%), block nhánh phải chiếm (8,2%) kết quả này cao hơn chúng tôi [4].
Mối liên quan bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Thời gian hút thuốc với giới tính
Theo nghiên cứu của chúng tôi thời gian hút thuốc ở nhóm nam chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 1-4 năm với (75,0%), tiếp đến là 5-9 phút với (51,6%), và thấp nhất là 10 năm với (41,7%). Thời gian hút thuốc nữ từ 1-4 năm chiếm (25%), 5-9 năm là (48,4%), > 10 năm là (58,3%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05. Như vậy, có thể thấy thời gian hút thuốc thường kéo dài nhiều năm và thường gặp ở lứa tuổi trẻ, trung niên, tuổi già thì tỷ lệ thấp hơn. Điều này có thể lý giải là do những người trẻ tuổi thường tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (như hút thuốc lá, khói, bụi...) một thời gian khá dài, có khi vài chục năm, sau đó mới khởi phát BPTNMT. Nên khi đã mắc BPTNMT thì tuổi đã trung niên và kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, một số bệnh nhân BPTNMT do không được điều trị và chăm sóc tốt nên sau vài năm mắc bệnh đã tử vong.
Mối tương quan thời gian hút thuốc với nghề nghiệp
Theo nghiên cứu của chúng tôi thời gian hút thuốc cán bộ viên chức 1-4 năm (25%), 5-9 năm (29%), > 10 năm (16,7%). Thời gian hút thuốc người làm nông 1-4 năm (75%), 5-9 năm (70,9%), > 10 năm (83,3%). Thời gian hút thuốc lá ở nhóm cán bộ viên chức (24,0%) và làm nông (76%) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05. Trong nghiên cứu của chúng tôi nghề nghiệp làm nông hút thuốc lá nhiều hơn có lẽ liên quan trình độ ăn hoá còn hạn chế, Trong các y văn đều công nhận thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây BPTNMT. Số lượng thuốc hút hằng ngày, số năm hút thuốc liên quan trực tiếp đến tuổi khởi phát bệnh, mức độ nặng của bệnh, đáp ứng điều trị... Theo Lê Văn Bàng, thuốc lá là nguyên nhân chính gây BPTNMT, hút trên 20 gói/ năm thì nguy cơ tăng lên rõ rệt [2]. Theo Falk J.A., hút thuốc lá càng nhiều thì càng có nguy cơ khởi phát BPTNMT [11].
Mối liên quan thời gian hút thuốc lá với đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân hút thuốc mắc 1-2 đợt cấp ở nhóm 1-4 năm (27%), 4-9 năm (28%), > 10 năm (28,0%), > 3 đợt/ năm ở nhóm 1-4 năm (73%), 5-9 năm (72%), > 10 năm (71,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê P<0,05. Hút thuốc lá liên hệ rất chặt chẽ với BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả những người hút thuốc lá đều bị BPTNMT, khoảng 15 - 20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85-90% bệnh nhân bị BPTNMT là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói/ năm có nguy cơ dẫn đến BPTNMT [2]. Những người hút thuốc lá có một tỉ lệ bất thường về chức năng hô hấp và những triệu chứng hô hấp, một sự giảm FEV1 hằng năm và tỉ lệ tử vong cao do BPTNMT cao hơn người không hút thuốc lá. Những người hút thuốc pipe hay xì gà cung có bệnh suất và tử suất do BPTNMT cao hơn người không hút thuốc lá, tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn người hút thuốc lá có giấy. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cung có thể góp phần gây nên những triệu chứng hô hấp và BPTNMT do sự gia tăng gánh nặng toàn thể phổi do hít phải những hạt và khí.
Hạn chế của nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích mô tả một bức tranh rất cụ thể về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi. Tuy nhiên nghiên cứu cũng có một số hạn chế sau:
Nghiên cứu tiến hành với 75 mẫu, đối tượng là bệnh COPD tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, số mẫu nhỏ, trình độ dân trí còn hạn chế, hạn chế khả năng so sánh, số bệnh nhân này không mang tính đại diện cao cho tất cả bệnh COPD .
KẾT LUẬN:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh phổi tăc nghẽn mạn tính
Nhóm tuổi 50-59, 60-69 chiếm tỷ lệ (28,0%) nhóm tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ (20,0%).Tuổi trung bình 61,3±11,6., hút thuốc lá chiếm (100%), ho (93,33%), khó thở (40,0%) và sốt (35,55%), tăng bạch cầu chiếm (52,22%), tăng CRP chiếm (37,78%), chức năng hô hấp các thông số đều giảm.
Mối liên quan bênh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Thời gian hút thuốc ở nam (54,7%), nữ (45,3%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05.
- Thời gian hút thuốc lá ở cán bộ viên chức chiếm (24,0%) và làm nông chiếm (76,0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê P< 0,05.
- Mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1-2 đợt/ năm chiếm (28,0%) mắc >3 đợt/ năm chiếm (72,0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
KHUYẾN NGHỊ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Do đó, cần bỏ hút thuốc lá hoàn toàn, tránh lạnh đột ngột, vệ sinh mũi họng thường xuyên, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh đồng mắc.
Dinh dưỡng đầy đủ tăng cường sức đề kháng, Khám sức khoẻ định kỳ, sử dụng và điều trị kháng sinh dự phòng, thuốc giãn phế quãn, Corticoid, bình oxy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Đức Bách (2008), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ BNP ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Văn Bàng (2009), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Giáo trình sau đại học hô hấp học, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr .92 – 123.
3. Lê Văn Bàng (2013), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tim mạch”, Giáo trình sau đại học hô hấp học, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 298-311.
4. Vũ Thị Dung, Nguyễn Thị Thảo (2018) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau đợt cấp tại Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai
5. Nguyễn Đức Hoàng (2018), “Nghiên cứu tỷ lệ các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Trung Ương Huế - cơ sở 2”, Tạp chí y học lâm sàng Bệnh viện Trung Ương Huế, 49, tr. 38 – 42.
6. Hoàng Thị Lan Hương, Trần Thừa Nguyên, Trần Duy Vĩnh và cộng sự (2023) Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ≥ 40 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế.
7. Nguyễn Kim Ngân (2023), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị suy tim phân suất tống máu giảm bằng thuốc sacubitril/ valsartan, tạp chí Y Dược Cần Thơ số 61, tr 29-35
8. Nguyễn Thị Kim Oanh (2012), Nghiên cứu một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Hứa Đình Trọng và cộng sự (2009) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Thái Nguyên năm 2009, Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên.
10. De Lucas Ramos P. et al (2008), “Cardiovascular risk factors in chronic obtructive pulmonary disease: results of the ARCE study”, Arch Bronconeumol, 44 (5), pp. 233 – 238.
11. Falk J.A., Kadiev S., Criner G.J., et al (2012), “Cardiac disease in chronic obstructive pulmonary disease”, The American Thoracic Society, 5, pp. 543 – 548.
12. Mascarenhasa J., Azevedo A., Bettencourt P. (2010), “Coexisting chronic obstructive pulmonary disease and heart failure: Epidemiology and the interplay”, Curr opin pulm med, 16, pp. 106 – 111.
13. Rabih Tabet, Charbel Ardo, Paul Makhlouf, Jeff Hosry (2016), “Application of Bap-65: A new score for risk stratification in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease”, Journal of Clinical Respiratory Diseases and Care, 2 (1).